Lại Thị Nhật Lệ

Kiểm tra nợ xấu thế nào? kiểm tra bằng CMND, CCCD được không?

Theo quy định Thông tư số 11/2021/TT-NHNN và Điều 1 Nghị quyết số 42/2017/QH14) thì nợ xấu được xác định khoản nợ đang hạch toán trong, ngoài bảng cân đôì kế toán của tổ chức tín dụng; khoản nợ xấu mà tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu đã mua của tổ chức tín dụng. Vậy để kiểm tra xem mình có nằm trong danh sách nợ xấu của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng hay không? Bạn có thể tham khảo bài viết sau của Luật Minh Gia để tìm hiểu những vấn đề trên.

1. Khái niệm nợ xấu, các phương pháp xác định nợ xấu

Theo quy định tại Điểm 1 phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng thì nợ xấu được xác định  bao gồm: khoản nợ đang hạch toán trong, ngoài bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và được xác định theo quy định tại các điều 2, 3, 4 và 5 của Phụ lục này; khoản nợ xấu mà tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu đã mua của tổ chức tín dụng.

Các phương pháp xác định nợ xấu bao gồm:

* Nợ xấu xác định bằng phương pháp định lượng

- Nợ dưới tiêu chuẩn

+ Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày

+ Nợ gia hạn lần đầu

+ Nợ được miễn, giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng

+ Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời hạn đưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.

+ Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

+ Nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm 3 theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ ( điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ) và giữ nguyên nhóm nợ lần đầu trong hạn theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại

+ Trái phiếu doanh nghiệp đã quá hạn thanh toán gốc, lãi từ 10 ngày đến 90 ngày

+ Nợ nghi ngờ gồm: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu,…

- Nợ có khả năng mất vốn

+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

+ Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

+ Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhưng quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;

+ Nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm 5 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

+ Nợ phân loại vào nhóm 5 theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

+ Nợ phân loại vào nhóm 5 theo thông tin do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia cung cấp;

+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ) và giữ nguyên nhóm nợ lần đầu đã quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại;

+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ) và giữ nguyên nhóm nợ lần thứ hai quá hạn trả nợ theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần thứ hai;

+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ) và giữ nguyên nhóm nợ lần thứ ba trở lên còn trong hạn hoặc đã quá hạn theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại;

+ Trái phiếu doanh nghiệp đã quá hạn thanh toán gốc, lãi trên 180 ngày

* Nợ xấu xác định theo phương pháp định tính

 - Nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) bao gồm:

+ Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất;

+ Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời hạn dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:

+ Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

+ Nợ phân loại vào nhóm 3 theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

+ Nợ phân loại vào nhóm 3 theo thông tin do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia cung cấp.

- Nợ nghi ngờ:

+ Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao;

+ Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:

+ Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

+ Nợ phân loại vào nhóm 4 theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

+ Nợ phân loại vào nhóm 4 theo thông tin do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia cung cấp.

- Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) bao gồm:

+ Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn;

+ Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:

+ Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhưng quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;

+ Nợ phân loại vào nhóm 5 theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

+ Nợ phân loại vào nhóm 5 theo thông tin do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia cung cấp

2. Cách kiểm tra nợ xấu bằng số CMND hoặc CCCD

- Kiểm tra nợ xấu trên ứng dụng CIC của ngân hàng nhà nước Việt Nam hoặc websise của Ngân hàng nhà nước Việt Nam CIC (Thực hiện đăng nhập bằng số CMND hoặc CCCD)

- Tra cứu trực tiếp các khoản nợ xấu tại các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng mà khách hàng tham gia ký hợp đồng vay,...

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn