Không trực tiếp giảng dạy nữa có được hưởng phụ cấp đứng lớp?
Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn. Về vấn đề của bạn theo quy định tại khoản 1 và 2 Chương I Thông tư liên tịch số: 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC về phạm vi và đối tượng và điều kiên áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập như sau:
“1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
a) Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật);
b) Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;
c) Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền”.
“Điều kiện áp dụng:
a) Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là Nghị định số 24/2004/NĐ-CP vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi. Riêng đối tượng quy định tại điểm
b và điểm c khoản 1 mục này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo;…”
Như vậy, căn cứ theo quy định tại các điều luật này thì chỉ những người được xếp vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (mã số nghạc có 2 chữ số đầu của mã ngạch là 15) đang trực tiếp giảng dạy thì mới được hưởng phụ cấp đứng lớp. Trường hợp của bạn đã chuyển sang ngạch thư viện và không trực tiếp giảng dạy nữa do đó bạn sẽ không thuộc đối tượng hưởng phụi cấp đứng lớp theo quy định.
--------------
Câu hỏi thứ 2 - Điều kiện chuyển từ công chức sang viên chức
Chào Luật sư! Tôi có một số vấn đề thắc mắc. Tôi là công chức cấp xã, bây giờ tôi muốn chuyển sang làm giáo viên thì như thế nào ạ? Liệu tôi có thể chuyển ngạch công chức sang viên chức không ạ? Hay tôi phải từ chức thì mới có thể sang làm giáo viên, như vậy tôi sợ mình nếu jhoong thi đỗ gv thì mất luôn cả công chức. Toi học Sư phạm Văn sử, tôi học lớp nguồn công chức cấp xã nhưng khi về làm việc ở xã tôi thấy mình không phù hợp ạ. Nếu tôi đã làm việc đủ 5 năm thì tôi có dc chuyển ngạch không? Mong dc Ls tư vấn ạ.
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:
>> Hỏi về điều động từ công chức sang viên chức tại đơn vị công lập
Căn cứ theo quy định tại Điểm d, đ Khoản 1 Điều 59 Luật viên chức 2010 về chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức:
"d) Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này.
đ) Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập đó thì được chuyển làm viên chức và bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ".
Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về việc chuyển đổi từ công chức sang viên chức. Do đó, để được chuyển đổi từ công chức sang viên chức thì ngoài việc đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật viên chức còn tùy thuộc vào tình hình thực tế, nhu cầu của từng cơ quan, địa phương sẽ có những quy định riêng.
Trân trọng
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất