Luật sư Việt Dũng

Không trả tiền hợp tác làm ăn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Luật sư giải đáp thắc mắc của khách hàng khi không trả tiền hợp tác làm ăn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không? Nội dung tư ván cụ thể như sau:

 

Cách đây khoảng 6 tháng em có hợp tác kinh doanh mặt hàng thời trang với một người bạn. Khi bắt đầu kinh doanh em có góp vốn 40 000 000 (bốn mươi triệu đông) với bạn. sau khi kinh doanh được khoảng 3 tháng do có công việc riêng nên em k muốn tiếp tục duy trì công việc kinh doanh nữa. Sau khi trừ các chi phí đầu tư thì số tiền còn lại của em là 23 700 000 (hai mươi ba triệu bẩy trăm ngàn đồng). Bạn đó có trả cho em trước 10 000 000 (mười triệu đồng) và hẹn sẽ trả nốt 13 700 000 (mười ba triệu bẩy trăm ngàn đồng) còn lại. Nhưng thời gian gần đây em có gọi hỏi lấy tiền thì bạn đó nói không có tiền trả và dùng những từ ngữ thô tục để nói chuyện với em. Khi kinh doanh thì chúng em không có giấy tờ gì làm bằng chứng rằng có hợp tác với nhau ngoại trừ tin nhắn trao đổi công việc và thừa nhận số tiền nợ. Như vậy thì có được coi là lừa đảo chiếm dụng tài sản không ạ? Và nếu có thì thủ tục tố cáo như thế nào ạ? Em rất mong nhận được câu trả lời của luật sư. Em xin cảm ơn!

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, với vụ việc của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

 

Theo quy định của pháp luật hành tại điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

 

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

 

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

 

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

 

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

Theo đo để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này thì hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối ở đây là đưa ra những thông tin không đúng sự thật để đánh lừa người khác. Hành vi này có thể thông qua lời nói; xuất trình giấy tờ giả mạo; giả danh cán bộ; giả danh tổ chức ký kết hợp đồng,… Do đó hành vi của người bạn chưa trả số tiền còn thiếu chưa đủ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Giữa 2 bạn là quan hệ hợp tác làm ăn, khi bạn chấm dứt quan hệ hợp tác cũng là sự thỏa thuận.Vấn đề này hoàn toàn toàn do các bên đàm phán, thương lương với nhau. Việc trả lại số tiền 13 triệu được bên kia hẹn trả vào 1 thời điểm tuy nhiên đến thời điểm trả bên có nghĩa vụ không thực hiện thì coi như là vi phạm nghĩa vụ. Do vi phạm nghĩa vụ cho nên bạn có quyền làm đơn yêu cầu đến Tòa án nhân dân quận, huyện nơi người bạn đang cư trú để được giải quyết. Tòa án dân sự sẽ yêu cầu phía người bạn thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận buộc trả lại số tiền còn thiếu.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
 CV tư vấn: Hà Tuyền - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169