Luật sư Phùng Gái

Không thu hồi giấy phép lao động đã hết hiệu lực của người nước ngoài làm việc tại VN?

Khác với công dân Việt Nam, khi tham gia vào quan hệ lao động tại Việt Nam, người nước ngoài phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp. Tùy mỗi trường hợp mà giấy phép lao động có các thời hạn khác nhau nhưng không quá 2 năm. Hết thời hạn này, cơ quan cấp phép có trách nhiệm thu hồi và người nước ngoài buộc phải chấm dứt làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu như cơ quan đó không thu hồi thì xử lý như thế nào?

1.Luật sư tư vấn về thu hồi giấy phép lao động của người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Trong xu thế hội nhập ngày nay, việc thuê mướn lao động không chỉ bó hẹp đối tượng là công dân Việt Nam. Việc sử dụng người lao động là người nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Theo đó, để người nước ngoài được làm việc một cách hợp pháp tại các doanh nghiệp, cần phải hoàn chỉnh giấy phép lao động.

Người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động được bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình trong các mối quan hệ lao động. Nó cũng là một trong những giấy tờ cần thiết để người lao động thực hiện các thủ tục liên quan đến xuất nhập cảnh, tạm trú. Khi giấy phép hết hạn đồng nghĩa với việc người nước ngoài không còn được trao quyền lao động hợp pháp nữa. Một trong những thủ tục khi giấy phép lao động hết hạn là thu hồi. Thu hồi giấy phép lao động là một trong những thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực việc làm được áp dụng trong một số trường hợp nhất định. Vậy, nếu cơ quan có thẩm quyền không thu hồi thì hậu quả pháp lý gì sẽ xảy ra? Ai là người phải chịu trách nhiệm?

Nếu đang có những thắc mắc về vấn đề này, bạn có thể liên hệ với Luật Minh Gia thông qua hình thức mail hoặc gọi tới tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn.

2. Tư vấn về trách nhiệm thu hồi giấy phép lao động của người nước ngoài lao động tại Việt Nam.

Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012, đối tượng người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam sẽ phải làm thủ tục xin cấp phép lao động (trừ trường hợp được miễn) và thời hạn của giấy phép không quá 2 năm. Đồng thời, tại Điều 174 Bộ luật này cũng quy định về các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực. Cụ thể:

Điều 174. Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực

1. Giấy phép lao động hết thời hạn.

2. Chấm dứt hợp đồng lao động.

3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.

4. Hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế hết thời hạn hoặc chấm dứt.

5. Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

6. Giấy phép lao động bị thu hồi.

7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động.

8. Người lao động là công dân nước ngoài bị phạt tù giam, chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết, mất tích.

Đồng thời, tại Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số Điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam:

Điều 17. Thu hồi giấy phép lao động

1. Giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7 và 8 Điều 174 của Bộ luật Lao động.

2. Giấy phép lao động bị thu hồi do người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định này.

....

Theo đó, đối chiếu quy định pháp luật nêu trên khi người lao động nước ngoài làm việc tại Viêt Nam mà thời hạn giấy phép hết hạn (không gia hạn), hợp đồng lao động chấm dứt ... thì giấy phép lao động đó sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thu hồi lại. Tuy nhiên, Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ lao động thương binh - xã hội có hiệu lực kể từ ngày 5/10/2018 quy định:

"Điều 13. Bãi bỏ điểm b Khoản 3 Điều 8 và Điều 17 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam".

Như vậy, theo quy định trên thì kể từ ngày 5/10/2018 tất cả các trường hợp giấy phép lao động hết hạn theo Điều 174 Bộ luật lao động 2012 đều không bị cơ quan chức năng thu hồi lại giấy phép lao động. 

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Minh Gia về " Không thu hồi giấy phép lao động đã hết hiệu lực của người nước ngoài làm việc tại VN". Nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ tư vấn thêm thì bạn vui lòng phản hồi qua Email hoặc liên hệ số Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo