Sử dụng súng săn không giấy phép bị xử lý thế nào?

Cho tôi hỏi. tôi có một người bạn. vào 2,3 năm trước bạn tôi có mua một khẩu súng săn về săn bắn gần nhà. Nhưng cách đây không lâu, trong lúc đi săn bắn cùng bạn bè thì bạn của bạn tôi đã vô tình bắn người. Trong lúc cơ quan điều tra đi khám xét điều tra những người có liên quan thì phát hiện ra khẩu súng của bạn tôi và bạn tôi cũng đã thừa nhận đó là súng của mình. Vậy xin cho hỏi. trường hợp của bạn tôi sẽ bị xử phạt như thế nào ? Bị xử phạt thế nào?

Trả lời:

Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, về vấn đề của anh Công ty tư vấn như sau:

Hậu quả làm chết người của hành vi sử dụng súng săn

Đối với hành vi trên của người đó đã dẫn tới hậu quả nghiêm trọng là làm chết người, do đó hành vi này người bạn này của anh sẽ bị xử lí về hình sự. Do thông tin cung cấp chưa đầy đủ nên không thể xác định được rằng người bạn đó của anh sẽ bị xử lí về tội gì, nhưng theo thông tin trên, chúng tôi xin đưa ra 1 số tội mà bạn anh có thể sẽ bị khởi tố:

- Tội giết người (theo Điều 123 BLHS 2015)

- Tội vô ý làm chết người (theo Điều 128 BLHS 2015)

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng súng săn

Với hành vi trên bạn của anh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm đ Khoản 3 Điều 10 Nghị định 167/2013 NĐ-CP.

“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

đ) Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;”.

Ngoài ra sẽ bị áp dụng thêm hình thức phạt bổ sung theo điểm a, khoản 8, Điều 10 của Nghị định này là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hậu quả làm chết người

Bộ luật dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

"Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này."

Với hậu quả trên bạn của anh phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho gia đình bên bị thiệt hại. Và cụ thể trong trường hợp này là bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo quy định tại Điều 601 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

"Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại."

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Vì hành vi sử dụng vũ khí dẫn tới hậu quả chết người, vì thế nên người gây ra thiệt hại đó phải bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm hại được xác định cụ thể như sau:

"Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định."

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169