Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại theo quy định tại Bộ luật TTHS
1. Luật sư tư luật hình sự
Khi phát hiện ra một hành vi vi phạm pháp luật hình sự cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm điều trta xác định hành vi vi phạm này đã đủ yếu cấu thành tội phạm hay chưa, từ đó xem xét ra quyết định khởi tố vụ án và giải quyết theo đúng trình tự pháp luật.
Tuy nhiên theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành có một số tội phạm cụ thể cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố khi có yêu cầu đề nghị khởi tố của người bị hại. Để tìm hiểu cụ thể các tội phạm nào khởi tố theo yêu cầu của người bị hại và hậu quả pháp lý khi rút yêu cầu khởi tố đối với các nhóm tội phạm này thì quý khách hàng có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia để được bộ phận tư vấn pháp luật của chúng tôi hỗ trợ tư vấn kịp thời.
2. Các tội khởi tố theo yêu cầu của người bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều sau đây:
- Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác),
- Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh,
- Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội,
- Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác,
- Điều 139. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính,
- Điều 141. Tội hiếp dâm,
- Điều 143. Tội cưỡng dâm,
- Điều 155. Tội làm nhục người khác,
- Điều 156. Tội vu khống
- Điều 226.Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
-----------
Câu hỏi - Xử lý về hành vi đe dọa xâm hại đến sức khỏe người khác
Dạ chào luật sư tôi có một số thắc mắc mong luật sư giúp đỡ tư vấn: sự việc là do có mâu thuẫn trong việc đất đai với người hàng xóm nên bà tôi đã đem cây ra trồng trước sân của người đó vì ba tôi (và nhiều người có liên quan đến mảnh đất đó) cho rằng đất đó là của mình .cho nên khi ra trồng thì xảy ra ẩu đả qua lại ,trong lúc đó thì người hàng xóm kia có nói là sẽ cho người đâm ba tôi ,ko những vậy người đó còn kể với nhiều người là đất đó của ông ta (mặc dù việc đất đai chưa đc giải quyết rõ ràng) và nói là sẽ thuê người đánh ba tôi.hiện tại tôi rất lo vậy nên nếu việc đó có thật thì tôi phải làm sao và có nên kiện ông ta ko . Trên là những thắc mắc của tôi mong đc luật sư giúp đỡ, cảm ơn rất nhiều.
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:
>> Tư vấn về hành vi đe dọa, dùng vũ khí gây thương tích cho người khác
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất