LS Hoài My

Khoản tiền tham gia bảo hiểm nhân thọ có bị đem ra để thực hiện nghĩa vụ trả nợ không?

Luật sư tư vấn về vấn đề: Người tham gia bảo hiểm nhân thọ bị khởi kiện trả nợ thì khoản tiền mà người này tham gia bảo hiểm có bị đem ra để thực hiện nghĩa vụ trả nợ không? Trường hợp người này chết thì người thụ hưởng có được hưởng bảo hiểm?

Nội dung tư vấn: Chào anh chị, vui lòng cho tôi hỏi trường hợp này ạ:

Câu 1: Anh trai tôi có tham gia 2 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hiện giờ giá trị hoàn lại trong tài khoản bảo hiểm vào khoảng 200tr và chưa đáo hạn. Anh tôi bị làm ăn thua lỗ, đã dùng hết tài sản (tiền mặt, nhà, đất) để trả nợ ngân hàng và trả cho chủ nợ nhưng vẫn chưa đủ. Vậy cho hỏi theo luật thì ngân hàng, chủ nợ có quyền yêu cầu anh tôi phải rút tiền trong bảo hiểm nhân thọ ra để trả họ không? (tôi thấy trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thì ghi việc rút tiền hay hủy hợp đồng đều phải do ý định tự nguyện của bên mua bảo hiểm --> nếu anh tôi không muốn rút tiền này ra được không? Vì rút ra hết thì xem như hủy hợp đồng và không được bảo vệ sinh mạng hay bất kỳ quyền lợi nào nữa).

Câu 2: Nếu đặt trường hợp, anh tôi không rút tiền bảo hiểm nhân thọ ra, trong thời gian thi hành án tù 3 năm, mà anh ấy chẳng may bị tử vong do bệnh hoặc do tai nạn thì theo luật bảo hiểm nhân thọ vẫn được chi trả bình thường cho người thụ hưởng trong hợp đồng phải không ạ?  

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi năm 2010 quy định: “Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết”.

 

Theo đó, người tham gia bảo hiểm nhân thọ đóng phí bảo hiểm để được bảo vệ về tính mạng con người. Vì thế, số tiền đóng bảo hiểm nhân thọ thì không thể đem ra để thực hiện nghĩa vụ.

 

Thứ hai, căn cứ theo Điều 39 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi năm 2010 quy định Các trường hợp không trả tiền bảo hiểm:

 

“1. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:

 

a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực;

 

b) Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;

 

c) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.

 

2. Trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

 

3. Trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan; nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế”.

 

Theo đó, nếu người được bảo hiểm chết không phải do tự tử hoặc chết do thi hành án thì người thụ hưởng vẫn được bảo hiểm nhân thọ chi trả.

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo