Khi nào giáo viên bị đơn phương chấm dứt hợp đồng?
1. Luật sư tư vấn quy định của pháp luật về luật giáo dục.
Luật giáo dục là Luật quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; cơ sở giáo dục, nhà giáo, người học; quản lý nhà nước về giáo dục; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giáo dục. Vậy pháp luật quy định như thế nào về các chế độ, các điều kiện cần có khi tham gia hoạt động giáo dục của giáo viên?
Đây là thắc mắc, đã có rất nhiều khách hàng đã liên hệ với Luật Minh Gia để được tư vấn. Nếu bạn cũng có những thắc mắc, băn khoăn về vấn đề này thì hãy liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về Luật giáo dục theo pháp luật hiện hành.
2. Luật sư tư vấn về đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với giáo viên.
Câu hỏi tư vấn: Giáo viên mầm non chỉ có bằng cao đẳng chưa có điều kiện học đại học, đã giảng dạy trên 10 năm tại các trường của Phòng giáo dục Hàm Thuận Bắc thì sau này có bị Phòng giáo dục Hàm Thuận Bắc đơn phương chấm dứt hợp đồng cho nghỉ việc giữa chừng không? Tôi rất phân vân về vấn đề này. Mong luật sư tư vấn quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng và các vấn đề liên quan thế nào? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, việc bạn không có bằng đại học không ảnh hưởng đến công tác của bạn.
Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 77 Luật giáo dục 2019 quy định:
“Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;”
Do đó, đối chiếu với trường hợp của bạn là giáo viên mầm non đã có bằng cao đẳng nên việc không có bằng đại học không ảnh hưởng đến việc công tác của bạn. Phòng giáo dục cũng không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng cho nghỉ việc vì lý do không có bằng Đại học.
Thứ hai, về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng
Bạn không nói rõ là bạn làm việc theo chế độ hợp đồng lao động (thường được gọi là giáo viên hợp đồng) hay hợp đồng làm việc (thường được gọi là giáo viên biên chế) nên chúng tôi xin tư vấn như sau:
- Trường hợp thứ nhất: Nếu bạn giảng dạy theo chế độ hợp đồng lao động thì chỉ có thể bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu có căn cứ thuộc Điều 36 Bộ luật lao động năm 2019, bao gồm một số trường hợp như sau:
+ Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động.
+ Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn mà khả năng lao động chưa hồi phục.
+ Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
+ Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
+ Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
+…
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ngoài đảm bảo lý do chấm dứt theo quy định pháp luật thì người sử dụng lao động còn cần đảm bảo thời hạn báo trước theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Bộ luật lao động 2019.
- Trường hợp thứ hai: Nếu bạn giảng dạy theo chế độ hợp đồng làm việc (biên chế) thì có thể bị đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu có căn cứ tại Điều 29 Luật viên chức năm 2010, theo đó, đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp như:
+ Viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;
+ Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 57 của Luật này;
+ Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục;
+…
Như vậy, có thể thấy có nhiều trường hợp dẫn đến trường học có thể được quyền chấm dứt hợp đồng lao động với chị, nếu trường học có căn cứ chấm dứt theo quy định của pháp luật. Do đó, nếu chị bị trường học chấm dứt hợp đồng chị cần xác định căn cứ chấm dứt của trường là gì từ đó mới xác định được nhà trường chấm dứt có đúng hay không. Nếu nhà trường chấm dứt vì lý do không có bằng đại học hoặc các bằng cao hơn trong khi vị trí yêu cầu không bắt buộc phải có bằng đại học thì việc chấm dứt là chưa phù hợp.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất