Khi nào được hoãn chấp hành hình phạt tù? Cần điều kiện gì?
Nhưng lo không thành thì nhà cậu ta đòi tiền lại. Nhưng do quá khó khăn vì sinh con nhỏ nên chá tôi đã hẹn nhiều lần và trả lại được 22.500 ngàn đồng. Đến 2016 gia đình cậu ta đến nhà làm khó và bắt cháu tôi viết biên nhận tiền và gài ghi âm. Nội dung biên nhận tiền như sau" họ tên A có nhận của B 160 triệu từ năm 2013 đến nay đã trả được 22.500 còn lại...sẽ trả dần vào mỗi tháng" nhưng do ba cháu bị ung thư cháu lo cho gia đình nên không hoàn thành lời hứa thì gia đình cậu ta làm đơn thưa cháu tôi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Và cậu ta đăng tải những điều không hay nhằm hủy danh dự cháu tôi tren facebook. Công an mời cháu tôi ra làm viêc hơn 1 năm nay do gia đình cậu ta nhờ vả và ý công an muốn ép cung cháu tôi. Nhưng do cháu tôi mới sinh con thứ 2 được 2 tháng tuổi nên tinh thần cũng không được tốt và ba cháu mới qua đời. Cháu tôi khai nhận với công an là tiền vay chứ không phải lo học. Nhửng ghi âm cuộc nói chuyện rất sơ sài. Công an đã lấy lời khai 3 lần cháu tôi vẫn khai tiền vay. Nhưng lần này công an mời ra ép cung bắt khai lại nhưng do cháu tôi sức khỏe không đủ làm việc họ cho về hẹn lần sau. Xin luật sư tư vấn giúp tôi:
1. Cháu tôi có bị kết tội lừa đảo và ngồi tù trong khi con trai cháu tôi dc 2 tháng tuổi
2. Công an mời làm việc không có thơ mời mà chỉ điện thoại
3. Thời gian điều tra hơn 1 năm là đúng hay sai. Tôi chân thành cám ơn
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn tư vấn bởi CÔng ty Luật Minh Gia, chúng tôi xin tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 - Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
…
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
…
Để được xét hoãn chấp hành hình phạt tù, cháu bạn cần đảm bảo có một trong những điều kiện dược quy định tại Điều 67 - Bộ luật Hình sự 2015:
Điều 67. Hoãn chấp hành hình phạt tù
1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
2. Trong thời gian được hoãn cshấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
...
Như vậy, những trường hợp được hoãn chấp hành hình phạt tù khi có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi chỉ áp dụng với phụ nữ là người mẹ của cháu nhỏ. Do vậy, đang có con nhỏ 2 tháng tuổi chỉ là điều kiện được xem xét hoãn chấp hành hình phạt tù với phụ nữ nên không áp dụng trong trường hợp của cháu bạn (khi cháu là con trai). Tuy nhiên, gia đình bạn có thể xem xét điều kiện “Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt” để đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho cháu bạn được hoãn chấp hành hình phạt tù.
Vấn đề cơ quan điều tra triệu tập bị can lên làm việc được quy định tại Điều 182 – Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau:
Điều 182. Triệu tập bị can
1. Khi triệu tập bị can, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập bị can ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, thời gian làm việc, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
2. Giấy triệu tập bị can được gửi cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc, học tập. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can.
Khi nhận giấy triệu tập, bị can phải ký nhận và ghi rõ giờ, ngày nhận. Người chuyển giấy triệu tập phải chuyển phần giấy triệu tập có ký nhận của bị can cho cơ quan đã triệu tập bị can; nếu bị can không ký nhận thì lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan triệu tập bị can; nếu bị can vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho người thân thích của bị can có đủ năng lực hành vi dân sự để ký xác nhận và chuyển cho bị can.
3. Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc có biểu hiện trốn tránh thì Điều tra viên có thể ra quyết định áp giải.
4. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập bị can. Việc triệu tập bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.
Như vậy, khi triệu tập bị can lên làm việc, điều tra viên phải gửi giấy triệu tập thay vì mời qua điện thoại, ngoài ra bị can phải ký nhận và ghi rõ giờ, ngày nhận.
Vấn đề thời hạn điều tra được quy định tại Điều172 – Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau:
Điều 172. Thời hạn điều tra
1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
2. Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
…
Như vậy, với trường hợp nếu cháu bạn bị khởi tố với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản với khung hình phạt từ 2 – 7 năm tù nên được xét vào trường hợp phạm tội nghiêm trọng. Do đó, theo quy định tại điều luật trên thì thời hạn điều tra không quá 03 tháng, tuy nhiên đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng nên thời hạn điều tra tối đa trong trường hợp của cháu bạn là 08 tháng.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất