Đánh người khác khi nào thì bị tội cố ý gây thương tích
Mục lục bài viết
1. Tư vấn cấu thành tội cố ý gây thương tích khi đánh người khác
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Quy định của BLHS 2015 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
“ Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;
h) Có tổ chức;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;
m) Có tính chất côn đồ;
n) Tái phạm nguy hiểm;
o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
...''
Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Để hành vi bị định tội theo luật Hình sự thì ngoài có hành vi cố ý gây ra tổn hại về thân thể của người thì còn phải giám định có tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp được liệt kê tại khoản 1 điều này.
Thông tin bạn cung cấp không nói rõ người kia đi giám định tỷ lệ thương tích là bao nhiêu % nên sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: nếu em bạn đánh người kia mà đã giám định tỉ lệ thương tích từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp được liệt kê tại khoản 1 Điều 134 BLHS 2015 thì mới cấu thành tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 BLHS 2015. Mức phạt tùy thuộc vào tính chất và thiệt hại mà hành vi gây ra.
Trường hợp 2: nếu em bạn đánh người kia mà mức độ thương tích dưới 11% nhưng không thuộc các trường hợp được liệt kê tại khoản 1 Điều 134 BHHS 2015 thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“ Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau ”.
Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình.
---
2. Hỏi tư vấn về tội cố ý gây thương tích theo luật hình sự?
Câu hỏi:
Xin chào luật sư. Xin luật sư tư vấn tôi các thủ tục về tội có ý gây thương tích để tôi hiểu thêm. Chả là tôi bị hai người đánh gây thương tích 42%. Ngày mồng 8.10.2019 tôi đi uống rượu tại nhà người mà tôi mới quen. Trong khi uong rượu tôi có kể a chủ nhà là đánh nhau với cậu em xã hội với a chủ nhà khá thân.khoảng chục ngày trước. Khi chúng tôi ăn xong ra sân uống nc và a chủ nhà có nc với tôi rằng có phải hôm trước tôi doạ ông a trai của chủ nhà là ko cho để hàng gầm cầu ko. Tôi nói ko phải và ko nói gì về để hàng gầm cầu cả.rồi a trai của a chủ nhà đã xin lỗi tôi và bắt tay.một lúc sau a chủ nhà nói là tôi đi về đi khỏi a sợ mày bị đánh rồi mang tiếng a. Tôi có hỏi ai đánh tôi. A ta nói là bọn thằng T đánh tôi. T là người tôi đã đánh nhau tuần trước.T chơi thân với a chủ nhà đó.tôi thấy a chủ nhà tự rưng lại sợ tôi bị đánh và đuổi về. Khoảng 10p sau a chủ nhà có ai gọi đến và a đã ra ngoài ko thấy về. Lên tôi đã đi về. Tôi đi về cách nhà đó tầm 100m đã bị tuấn và người nữa đã lúp sau cây to chạy ra lấy ống tuýt đập tôi gây thương tích.và tôi hỏi bên điều tra tại sao người e rể chủ nhà lại hỏi ai điều tra vụ đánh tôi. Lý do vì sao T lại biết tôi ngồi ở nhà đó và cầm tuýp chờ sẵn tôi. Khi T và bạn T đều nhà cách sa chục km và chờ đánh tôi ở làng khác. Tôi hỏi điều tra như vậy ai là người báo cho T biết tôi ở đó uong ruou. Điều tra nói những lời khai của tôi ko đủ căn cứ để điều tra ai là người báo tin cho T. Vậy xin luật sư có thể tư vấn tôi về trường hợp này. Để tôi có thể kiện chủ nhà là người đứng sau chuyện báo tin hay ko.xin cảm ơn luật minh gia.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, về hành vi dùng tuýp đánh bạn của anh T và bạn của anh T.
Theo điều 104, Bộ luật hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích như sau:
“Xem trích dẫn tại phần tư vấn 1”
Anh T và bạn anh T đã có hành vi đánh anh gây thương tích với tỉ lệ là 42%. Theo quy định tại khoản 2, Điều 134 nêu trên thì T và bạn của T có thể sẽ bị truy tố về tội cố ý gây thương tích và mức phạt tự từ hai năm đến bảy năm.
Thứ hai, về hành vi báo tin của người chủ nhà. Theo Bộ luật hình sự quy định về đồng phạm như sau:
“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.”
Những người tham gia đó phải cố ý cùng thực hiện một tội phạm, nếu có nhiều người phạm tội nhưng không cùng thực hiện một tội phạm thì không gọi là đồng phạm. Giữa những người phạm tội đó có sự bàn bạc, thống nhất trước khi thực hiện tội phạm hoặc có sự tiếp nhận về mặt ý chí giữa những người phạm tội.
Như vậy, nếu người chủ nhà, T và bạn của T đã có sự thống nhất, bàn bạc từ trước để sắp xếp đánh anh thì lúc này mới có căn cứ để truy tố người chủ nhà về tội đồng phạm. Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp thì chưa có đủ căn cứ để khởi kiện người chủ nhà trong trường hợp này.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất