Luật sư bào chữa tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định pháp luật
Tại Điều 176 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định về tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau:
“1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng101 hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Để bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản thì người phạm tội phải đáp ứng được các cấu thành tội phạm theo quy định. Cụ thể như sau:
- Về khách thể: khách thể của tội chiếm giữ trái phép tài sản là quyền sở hữu tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Về chủ thể: người thực hiện hành vi phạm tội là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định;
Luật sư bào chữa tội chiếm giữ trái phép tài sản
>> Liên hệ: 0902.586.286
- Về mặt khách quan: người phạm tội thực hiện các hành vi nhằm biến các tài sản đang không có người quản lý hoặc chưa có người quản lý thành của mình một cách bất hợp pháp, thông qua một số hành vi như: không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản các tài sản bị giao nhầm; không giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền các tài sản do mình tìm được, bắt được. Tuy nhiên, các hành vi này chỉ được coi là tội phạm khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp tài sản, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu người đang chiếm giữ tài sản trả lại tài sản nhưng người này cố tình không trả lại tài sản mà không có lí do chính đáng và các tài sản trong tội chiếm giữ trái phép tài sản phải có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật.
- Về lỗi: lỗi của tội chiếm giữ trái phép tài sản là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội biết và nhận thức rõ tài sản mình đang chiếm giữ không thuộc sở hữu của mình, mình có nghĩa vụ phải trả lại hoặc giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền nhưng cố tình không thực hiện nhằm chiếm đoạt tài sản đó.
Khi đáp ứng đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội chiếm giữ trái phép tài sản nêu trên, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các mức hình phạt như sau:
- Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
- Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Quy trình Luật sư bào chữa tại Luật Minh Gia
Các bước tiếp nhận, bào chữa vụ án chiếm giữ trái phép tài sản của người khác tại Minh Gia như sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vụ án chiếm giữ trái phép tài sản từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáo.
Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền, thời gian thực hiện, phân công luật sư tham gia tố tụng.
Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu chứng minh hành vi phạm tội nhằm phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư.
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.
Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự.
3. Phương thực liên hệ luật sư tham gia bào chữa về Tội chiếm giữ trái phép tài sản.
Mọi thắc mắc về dịch vụ vui lòng liên hệ qua các phương thức sau:
Cách 1: Liên hệ Hotline yêu cầu dịch vụ: 0902.586.286
Cách 2: Gửi Email: lienhe@luatminhgia.vn
Cách 3: Đến trực tiếp địa chỉ văn phòng:
- VP Hà Nội: Số 5 Ngõ 36 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
- VP TP HCM: A11-12 Lầu 11 Block A, Tòa nhà Sky Center, số 5B Phổ Quang, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
4. Giải quyết tình huống
Nội dung câu hỏi: Tối 21/06/20xx , bạn thân của em đang chơi ở quán game thì nhặt được một điện thoại Iphone 6. Lúc này, bạn em cầm chiếc điện thoại ở trên về và có gọi điện cho em hỏi cách xử lý ( lúc này bạn em đã tháo sim ). Em có hỏi cặn kẽ và bạn em chắc chắn là điện thoại này của ai đó bỏ quên và bạn em chỉ nhặt được.
Sau đó từ Icloud của iphone có gửi tin nhắn thông báo số điện thoại của chủ máy và mong được trả lại. Sai lầm là em đã gọi cho chủ nhân của máy. Họ mong muốn được chuộc lại máy từ mức 4- 5 triệu đồng.
Tuy nhiên em chỉ bảo là lấy 2 triệu tiền thẻ điện thoại và gửi Iphone ở đâu đó rồi cho họ địa chỉ để họ đến lấy. Tuy nhiên người này muốn gặp mặt trực tiếp, và giao tiền trực tiếp. Nên em có bảo bạn em ra một mình gặp họ và bảo họ cầm theo số tiền 3 triệu đồng. Ra đến điểm hẹn thì người bạn của em có đem máy cho họ kiểm tra (họ chưa đem tiền), vừa kiểm tra xong thì công an ập vào bắt bạn em, đánh đập sau đó đưa về công an phường, và đưa lên công an Thành phố để tra hỏi.
Bạn em đã khai theo sự thật mà em đã viết ở trên ra. Chủ nhân của máy có khai rằng bạn em không uy hiếp, cũng như không cướp đọat để chiếm đọat số tiền trên. Bạn em chỉ đi một mình và không mang theo hung khí hay vật dụng gì nguy hiểm khác.
Sau khi giữ xe máy và điện thoại thì công an thả bạn em về, và kết luận là "Giáo dục tại Gia đình"
Bạn em có khai tên và địa chỉ của em khi công an họ hỏi cung
Vậy em muốn hỏi, mong anh chị trả lời giúp em quy định pháp luật về trường hợp này và cho e hỏi thêm :
1. Bạn em có bị phạt gì khác không, phạt hành chính hay gì đó chẳng hạn
2. Công an liệu có triệu tập em lên làm việc không ?
3. Em có đọc trên mạng thì tội của em và bạn có bị khép vào tội " Uy hiếp người khác chiếm đọat tài sản" hay không
4. Anh/ chị có thể đưa ra lời khuyên cho em khi bị triệu tập được không?
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với nội dung bạn vướng mắc Luật Minh Gia tư vấn như sau:
Thứ nhất, theo như những nội dung đã phân tích về tội chiếm giữ trái phép tài sản tại phần 1 nêu trên thì hành vi theo mô tả của bạn trong nội dung câu hỏi chưa cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản do bạn của bạn vẫn đồng ý trả lại tài sản cho chủ sở hữu mà không có ý định chiếm đoạt tài sản này.
Thứ hai, về vấn đề bạn của bạn có bị áp dụng hình phạt nào hay không còn phụ thuộc vào quá trình điều tra, xác mình của cơ quan công an trên thực tế để xác định có dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật khác ví dụ như cưỡng đoạt tài sản hay không.
Thứ ba, do người bạn của bạn có liên hệ với bạn và bạn có biết về sự việc này cũng như đưa ra lời khuyên để giải quyết sự việc nên có thể cơ quan công an sẽ triệu tập bạn để lấy lời khai với tư cách là người làm chứng nếu hành vi vi phạm của người bạn này đển mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ tư, về tội cưỡng đoạt tài sản
Tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định về Tội cưỡng đoạt tài sản như sau:
“1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
…”
Căn cứ theo quy định nêu trên, thì để bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bạn của bạn phải thực hiện các hành vi như dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác nhằm uy hiếp tinh thần người khác khiến họ sợ hãi và giao tài sản nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của họ. Với thông tin anh cung cấp, chúng tôi nhận thấy chưa đủ căn cứ cấu thành hành vi cưỡng đoạt tài sản theo quy định pháp luật.
Thứ năm, trong trường hợp bạn bị triệu tập đến cơ quan công an thì bạn cần trình bày trung thực, chi tiết, đầy đủ các thông tin, tình tiết liên quan đến sự việc mà mình biết. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng bởi với các thông tin bạn cung cấp thì chúng tôi nhận thấy hành vi của bạn chưa đủ căn cứ để cấu thành bất cứ tội phạm nào theo quy định pháp luật.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất