Khi công ty thực hiện cổ phần hóa thì người lao động có được nghỉ theo chế độ dôi dư hay không?
Đây là thắc mắc của rất nhiều người đã liên hệ với Luật Minh Gia để được hướng dẫn. Nếu bạn cũng có thắc mắc tương tự thì hãy liên hệ với chúng tôi
1) Luật sư tư vấn quy định pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Khi bạn có thắc mắc và liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về trách nhiệm của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như:
+ Nắm được các điều kiện để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Nắm được các trình tự, thủ tục mà người sử dụng lao động phải thực hiện;
+ Biết được những trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng công ty cổ phần hóa sắp xếp lại tổ chức và người lao động;
Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây:
2) Quy định pháp luật về thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Nội dung tư vấn: Dear Luật sư,_ Tôi sinh năm 1966. Đóng bảo hiểm xã hội được 27 năm 3 tháng tính đến hết tháng 3/2017. Vào năm 2016 Tổng công ty thực hiện chủ trương cổ phần hóa Tổng công ty và các Công ty con trực thuộc Tổng công ty. là thu gọn sản xuất và sắp xếp lại nhân viên và người lao động cho phù hợp với công việc của Công ty._ Kể từ đó Công ty đã cho người lao động nghỉ việc làm nhiều đợt.+ Đợt 1: vào năm 2016+ Đợt 2: vào tháng 3/2017, trong đó có Tôi+ Đợt 3: vào năm 2018=> Vậy cho tôi hỏi Luật sư: Tôi nghỉ đợt 2 năm 2017 vậy có được nghỉ theo chế độ dôi dư không?_ Và nếu Tôi được xếp nghỉ theo chế độ dôi dư thì Tôi được hưởng những quyền lợi gì? Theo quyết định và nghị định nào?_ Khi Tôi đủ 55 tuổi làm chế độ lương hưu Tôi có bị trừ phần trăm theo tuổi không?_ Đầu tháng 12/2018 tôi có điện hỏi người phụ trách về phần này. Thì được trả lời là Tổng công ty chỉ áp dụng dôi dư đối với người lao động vào làm từ năm 1998 trở về sau. Tôi xin hỏi như vậy có đúng không? Tại sao? _ Vậy tôi có được đưa vào dạng dôi dư không (tinh giảm biên chế)?Khi thấy được mail này mong nhận được phản hồi sớm từ Luật sư. Chân thành cảm ơn.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, công ty cổ phần hóa sắp xếp lại tổ chức và người lao động thì người lao động có được nghỉ theo chế độ dôi dư hay không.
Căn cứ vào quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 108/2014/NĐ-CP chính sách tinh giản biên chế theo đó quy định về phạm vi điều chỉnh như sau:
“4 .Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu (sau đây gọi chung là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) được chuyển đổi từ công ty nhà nước, công ty thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, nay tiếp tục được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện sắp xếp lại theo phương án cổ phần hóa, giao, bán, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, phá sản hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc chuyển thành đơn vị sự nghiệp công lập”.
Như vậy, nếu công ty mà bạn làm việc là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu, nay được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện sắp xếp lại theo phương án cổ phần hóa thì người lao động sẽ được nghỉ theo chế độ dôi dư.
Trường hợp này được quy định cụ thể tại Nghị định 63/2015/NĐ-CP chính sách lao động dôi dư khi sắp xếp lại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Theo đó, điểm a, điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định này quy định về đối tượng được áp dụng như sau:
“1. Người lao động Dôi dư trong công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:
a) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 (thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước), gồm:
- Người lao động đang làm việc tại thời điểm sắp xếp lại, công ty đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm;
- Người lao động không có việc làm (đang chờ việc), tại thời điểm sắp xếp lại, công ty không bố trí được việc làm;
...
c) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau, tại thời điểm sắp xếp lại, công ty đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm”.
Căn cứ vào quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 2 Nghị định 63/2015/NĐ-CP trên, nếu bạn có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại trong trường hợp cổ phần hóa mà được tuyển dụng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 (tức là thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước mà bạn đang làm việc tại thời điểm sắp xếp lại mà công ty đã tìm đủ mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm mới,...Hoặc bạn có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp trong trường hợp cổ phần hóa mà bạn được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau (đến hiện nay) thì bạn mới được sắp xếp theo diện dôi dư, vậy nên, để xác định trường hợp của bạn có thuộc diện dôi dư hay không cần phụ thuộc vào chế độ và chính sách của đơn vị. Vì vậy, bạn có thể làm đơn đề nghị để đơn vị trả lời cho bạn về vấn đề này để làm rõ nội dung.
Thứ hai, quyền lợi của người lao động khi nghỉ theo chế độ dôi dư.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2015/NĐ-CP quy định về chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng vào trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 thì người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi như sau: không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi, được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi và được hỗ trợ 01 tháng lương cơ sở cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội nếu đáp ứng kiện dưới đây:
“1. Người lao động dôi dư từ đủ 55 tuổi đến đủ 59 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến đủ 54 tuổi đối với nữ và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), theo Khoản 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau)”.
Theo đó, các điều kiện mà người lao động phải đáp ứng đó là: Được tuyển dụng lần cuối trước ngày 21/4/1998 hoặc trước ngày 26/4/2002, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, từ đủ 55 tuổi đến đủ 59 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến đủ 54 tuổi đối với nữ.
Riêng đối với lao động nam dôi dư trên 59 tuổi đến dưới 60 tuổi, lao động nữ trên 54 tuổi đến dưới 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu theo Khoản 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) và đồng thời cũng không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi, được hỗ trợ 0,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.
Đối với người lao động dôi dư không đủ các điều kiện nêu trên, khi chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Lao động 2012. Ngoài ra, người lao động còn được hỗ trợ một khoản tiền cho mỗi năm làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại theo một trong các mức: Mức 1,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 20 năm; mức 0,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 20 năm đến dưới 25 năm; mức 0,2 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 25 năm trở lên.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất