Khế ước là gì theo quy định pháp luật
Mục lục bài viết
1. Khế ước là gì theo quy định pháp luật?
Khế ước xã hội trong triết học và chính trị học là một học thuyết mô tả việc con người cùng thỏa thuận từ bỏ trạng thái tự nhiên để xây dựng cuộc sống cộng đồng. Về mặt luật pháp, khế ước xã hội thể hiện cụ thể là một tờ khế ước, một bản hợp đồng trên đó các thành viên xã hội thống nhất các nguyên tắc để cùng chung sống với nhau.
Lý thuyết về khế ước xã hội lần đầu tiên được Thomas Hobbes đưa ra khi ông cho rằng con người ban đầu vốn sống ở trạng thái tự nhiên, trong tình trạng vô chính phủ, khi chưa hề có sự cưỡng bức có tổ chức lên mỗi cá nhân. Con người qua khế ước xã hội từ bỏ những quyền tự do tự nhiên của mình để được hưởng sự an toàn và trật tự của xã hội văn minh. Theo Thomas Hobbes, con người sơ khai sống thành bầy đàn để cùng chống lại các kẻ thù, nhưng không có gì ràng buộc giữa họ. Quyền sở hữu không tồn tại dẫn đến chuyện tất cả mọi người đều có thể sở hữu tất cả mọi vật.
Thuật ngữ khế ước lần đầu tiên được xuất hiện trong Sắc lệnh số 97/SL của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 22.5.1950. Tại Điều 13 Sắc lệnh này quy định:“Khi lập ước mà có sự tổn thiệt do sự bóc lột của một bên vì điều kiện kinh tế của hai bên chênh lệch thì khế ước có thể coi là vô hiệu.”
Như vậy khế ước xã hội có thể được hiểu là giao dịch dân sự được thiết lập trên cơ sở thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Nói một cách trực tiếp, khế ước là hợp đồng. Nội dung chủ yếu của hợp đồng là những điều khoản mà thiếu những điều khoản đó thì hợp đồng không thể giao kết được. Những vấn đề thuộc nội dung chủ yếu của hợp đồng do pháp luật quy định, nếu pháp luật không quy định thì theo thoả thuận của các bên. Tuỳ theo loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận những nội dung chủ yếu như: đối tượng của hợp đồng; số lượng; chất lượng; giá; phương thức thanh toán; thời hạn; địa điểm; quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng…
2. Vì sao hiến pháp được coi là một bản khế ước xã hội
Hiến pháp cần được nhìn nhận đúng như một bản khế ước xã hội vì những lý do sau:
Thứ nhất, Hiến pháp chính là đạo luật cơ bản của một quốc gia kèm theo các nguyên tắc, các khuôn khổ hành xử chung nhất. Do đó, chúng ta sẽ chỉ là những con người được sống trong sự tự do, bình đẳng nếu như chúng ta được tự thỏa thuận về mặt Hiến pháp.
Thứ hai, về mặt kỹ thuật, Hiến pháp là một khế ước xã hội không có nghĩa là xã hội phải tham gia soạn thảo văn bản đó. Việc soạn thảo Hiến pháp do những cơ quan nhà nước có thẩm quyền và những nhà lập pháp thực hiện. Những người này cần phải thể hiện bản hiến văn giống như một khế ước xã hội. Người dân có quyền được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến cũng như thông qua hiến pháp.
Thứ ba, với tư cách là bản khế ước xã hội, Hiến pháp có thể tạo cho người Việt một vị thế bình đẳng – bình đẳng với các cá nhân với nhau và bình đẳng với Nhà nước. Tất cả mọi người đều có quyền và nghĩa vụ như nhau. Nhà nước được phân chia quyền lực ở mức độ và trong phạm vi cần thiết với mục đích phụng sự cho công chúng. Nhà nước được tất cả chúng ta phân chia cho quyền lực, sau đó chịu trách nhiệm trước chúng ta, chứ không phải là Nhà nước ban phát quyền hành cho chúng ta và chúng ta cần phải phục vụ Nhà nước. Đây cũng chính là lý do vì sao Hiến pháp được quy định cụ thể hơn chế tài đối với cơ quan Nhà nước hơn là công dân.
Trân trọng!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất