Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tội phạm là gì? Phân loại tội phạm theo quy định pháp luật

Vấn đề tội phạm và định nghĩa tội phạm được thể hiện khi một người được coi là tội phạm khi có các dấu hiệu đặc biệt và được quy định theo pháp luật, để biết được một người có hành vi phạm tội hay được coi là tội phạm hay không thì đều phải căn cứ vào quy định của pháp luật. Để hiểu rõ về khái niệm tội phạm và tình hình tội phạm trong tội phạm học, bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn dưới đây:

1. Tư vấn quy định về tội phạm

Tội phạm là khái niệm pháp lí và là khái niệm khoa học. Khái niệm này dùng để chỉ tất cả những hành vi được luật hình sự quốc gia hoặc quốc tế xác định mà chủ thể thực hiện phải chịu biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất là hình phạt. Nếu bạn chưa nghiên cứu về vấn đề này, bạn có thể liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung tư vấn sau đây:

+ Khái niệm tội phạm theo quy định bộ luật hình sự;

+ Dấu hiệu của những hành vi bị coi là tội phạm;

+ Tình hình tội phạm trong tội phạm học;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169, ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm nội dung dưới đây:

2. Tội phạm là gì? Khái niệm về tội phạm?

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Tất cả những hành vi bị coi là tội phạm đều có cùng bản chất xă hội và những đặc điểm nhất định. Trước hết, tội phạm là hiện tượng xă hội tồn tại trong mọi quốc gia, được phản ánh trong luật hình sự vì trái với chuẩn mực xă hội ở mức cao nhất so với các hiện tượng lệch chuẩn khác. Nó là hiện tượng xă hội-pháp lí.

Tội phạm không chỉ là hiện tượng xă hội được phản ánh trong luật hình sự mà đồng thời cũng là hiện tượng xă hội được nhiều ngành khoa học khác nhau nghiên cứu, trong đó có khoa học luật hình sự và tội phạm học. Khoa học luật hình sự và tội phạm học đều là khoa học về tội phạm. Tuy nhiên, khoa học luật hình sự và khoa học luật tố tụng hình sự là khoa học về tội phạm có tính pháp lí, còn tội phạm học và khoa học điều tra tội phạm là khoa học về tội phạm không có tính pháp lí hay nói cách khác là khoa học về tội phạm hiện thực.

3. Phân loại tội phạm

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù;

- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù;

- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù;

- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

- Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

khai-niem-pham-toi-va-tinh-hinh-pham-toi-jpg-21052014114009-U1.jpg

Tư vấn quy định về khái niệm tội phạm

2. Tội phạm và tình hình tội phạm trong tội phạm học

Khoa học luật hình sự và tội phạm học tuy cùng nghiên cứu về tội phạm nhưng mỗi ngành đều có nội dung mục đích nghiên cứu cũng như phương pháp nghiên cứu riêng về đối tượng này. Theo đó, trong một số ngôn ngữ tồn tại hai khái niệm khác nhau được dùng trong hai ngành khoa học này. Ví dụ: Trong tiếng Đức, khái niệm Kriminalität được dùng trong tội phạm học còn khái niệm Straftat được dùng trong luật hình sự. (2) Trong tiếng Việt cũng như trong một số ngôn ngữ khác, chỉ có một khái niệm được dùng cả trong khoa học luật hình sự và tội phạm học. Khoa học luật hình sự nghiên cứu tội phạm theo nghĩa là nghiên cứu hiện tượng bị pháp luật coi là tội phạm ở các nội dung chính sau:

- Dấu hiệu (đặc điểm) chung của những hành vi bị coi là tội phạm (dấu hiệu về nội dung chính trị-xă hội, dấu hiệu về hình thức pháp lí);

- Cấu trúc chung của những hành vi bị coi là tội phạm (bốn yếu tố của tội phạm);

- Dấu hiệu và cấu trúc (bốn yếu tố cấu thành) của từng nhóm tội cũng như của từng loại tội phạm cụ thể;

- Kĩ thuật phản ánh tội phạm trong luật hình sự (cấu thành tội phạm)…

Với nội dung như vậy, khoa học luật hình sự phục vụ việc quy định tội phạm trong luật cũng như phục vụ việc giải thích và nhận thức luật để áp dụng. Qua đó, khoa học luật hình sự phục vụ nhiệm vụ truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội.

Tội phạm học nghiên cứu tội phạm theo nghĩa là nghiên cứu hiện tượng tội phạm đă xảy ra trên thực tế ở các nội dung chính sau:

- Tình hình tội phạm đă xảy ra;

- Nguyên nhân làm phát sinh tội phạm đă xảy ra;

- Biện pháp có thể hạn chế, phòng ngừa tội phạm…

Như vậy, khoa học luật hình sự và tội phạm học tuy cùng nghiên cứu về tội phạm nhưng theo hai nghĩa khác nhau. Do có sự khác nhau này mà ở một số quốc gia có hai khái niệm cùng có nghĩa tiếng Việt là tội phạm – một được sử dụng trong khoa học luật hình sự và một được sử dụng trong tội phạm học. Ở các quốc gia không có hai khái niệm khác nhau mà chỉ có một như Việt Nam, mọi người buộc phải hiểu khái niệm tội phạm theo hai nghĩa. (3)

Với nội dung nghiên cứu riêng của mình, tội phạm học phục vụ trực tiếp việc cảnh báo tội phạm và hỗ trợ các cơ quan, đơn vị, cộng đồng và người dân có biện pháp phòng ngừa tội phạm phù hợp. Để thực hiện nhiệm vụ này, tội phạm học cần có hệ thống các khái niệm làm công cụ nghiên cứu. Tình hình tội phạm (THTP) là một trong những khái niệm được dùng tương đối phổ biến ở Việt Nam khi nghiên cứu về tội phạm học. (4) Trong hầu hết các công trình nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu ứng dụng về tội phạm học ở Việt Nam hiện nay, từ giáo trình đại học, sách nghiên cứu đến luận án tiến sĩ đều sử dụng khái niệm THTP. (5) Có điều tác giả của những công trình này hiểu khái niệm THTP theo nội dung không thống nhất. Do vậy, tình trạng hiểu không rõ ràng, không thống nhất về khái niệm THTP ở người học cũng như người đọc nói chung là không tránh khỏi. Nhiều quan điểm, ý kiến không rõ ràng, không thống nhất trong nghiên cứu tội phạm học có nguyên nhân từ cách hiểu không thống nhất về khái niệm THTP.

Câu hỏi được đặt ra ở đây: Phải hiểu khái niệm THTP như thế nào?

Theo “Đại từ điển tiếng Việt” thì “tình hình” được hiểu là “Trạng thái, xu thế phát triển của sự vật, hiện tượng với tất cả những sự kiện diễn ra, biến đổi ở trong đó”. (6)

Từ đó, chúng ta có thể hiểu THTP là trạng thái, xu thế vận động của tội phạm. Khi nói THTP có thể hiểu là tình hình của tội phạm nói chung hoặc của nhóm tội như nhóm tội xâm phạm sở hữu hoặc của tội cụ thể như tội giết người. Đồng thời khi nói THTP bao giờ cũng phải gắn với không gian và khoảng thời gian nhất định, vì tội phạm luôn xảy ra trong không gian và thời gian xác định. Do vậy, có thể định nghĩa đầy đủ về THTP như sau:

THTP là trạng thái, xu thế vận động của các tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc loại tội phạm) đă xảy ra trong đơn vị không gian và đơn vị thời gian xác định.

Với định nghĩa này có thể phân biệt rõ giữa tội phạm và THTP. Đó là sự khác nhau giữa bản thân hiện tượng với trạng thái và xu thế vận động của hiện tượng đó.

Trong các công trình nghiên cứu tội phạm học ở Việt Nam, có công trình đưa ra định nghĩa về THTP, có công trình chỉ trình bày nội dung của khái niệm này mà không rút ra định nghĩa. (7) Các định nghĩa về THTP trong những công trình nghiên cứu hiện nay có thể chia thành hai loại. Một loại định nghĩa được xây dựng trên cơ sở phân biệt rõ giữa tội phạm và THTP. Định nghĩa trên đây của tác giả thuộc loại này. Định nghĩa về THTP của tác giả tương đối phù hợp với định nghĩa của GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm trong cuốn “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm”: “Tình hình tội phạm là toàn bộ tình hình, cơ cấu, động thái, diễn biến của các loại tội phạm hay từng loại tội phạm trong một giai đoạn nhất định xảy ra trong một lĩnh vực, một địa phương, trong phạm vi quốc gia, khu vực hoặc toàn thế giới trong một khoảng thời gian nhất định”. (8)

Loại định nghĩa khác về THTP là những định nghĩa thể hiện sự không rõ ràng giữa tội phạm với THTP. Ví dụ như định nghĩa sau: “Tình hình tội phạm là hiện tượng xă hội tiêu cực, trái pháp luật hình sự, mang tính giai cấp và thay đổi theo quá trình lịch sử; được thể hiện ở tổng hợp các tội phạm cụ thể đă xảy ra trong xă hội và trong khoảng thời gian nhất định”. (9) Hoặc: “Tình hình tội phạm là một hiện tượng xă hội, pháp lí tiêu cực, được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính giai cấp, bao gồm tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm thực hiện trong một xă hội (quốc gia) nhất định và khoảng thời gian nhất định”. (10) Hoặc: “Tình trạng phạm tội là hiện tượng xă hội tiêu cực mang thuộc tính xă hội, thường xuyên thay đổi, giai cấp, pháp luật hình sự và được phản ánh bằng toàn bộ tình hình, cơ cấu, diễn biến của tổng thể các loại hoặc của một loại tội phạm đă xảy ra trong khoảng thời gian nhất định và trong một phạm vi nhất định”. (11)

Các công trình nghiên cứu về tội phạm học không có định nghĩa về THTP thường theo hướng không phân biệt rõ giữa tội phạm và THTP.

Từ sự không rõ ràng giữa tội phạm với THTP dẫn đến sự không thống nhất trong trình bày một số nội dung giữa các tác giả trong cùng công trình nghiên cứu cũng như của chính một tác giả. Điều này có thể khiến người đọc cho rằng các tác giả đă sử dụng khái niệm tội phạm và khái niệm THTP như hai khái niệm có thể thay thế cho nhau. (12) Ví dụ: Trong cuốn “Tội phạm học Việt Nam – Một số vấn đề lí luận và thực tiễn”, các tác giả khi xác định đối tượng nghiên cứu của tội phạm học đă không thống nhất giữa “nguyên nhân và điều kiện của tội phạm” hay “nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm”. Có tác giả viết “nguyên nhân và điều kiện của tội phạm” (tr. 5); có tác giả viết “nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm” (tr. 81). Điều đáng chú ý hơn là ở chỗ: Kể cả tác giả thuộc quan điểm cho rằng đối tượng nghiên cứu của tội phạm học là “nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm” vẫn có nhiều đoạn viết không phù hợp với quan điểm này. Ví dụ như đoạn viết: “… và cũng có những hiện tượng xă hội mà chính chúng lại làm phát sinh hoặc thúc đẩy tội phạm phát triển và được gọi là nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm. … Bản chất, các đặc điểm của tội phạm chỉ có thể được làm rõ khi người nghiên cứu đồng thời xem xét các mối liên hệ biện chứng với các quá trình và hiện tượng khác trong đó có các quá trình và hiện tượng là nguyên nhân và điều kiện của tội phạm”. (13) Trong giáo trình tội phạm học của Trường Đại học Luật Hà Nội, các tác giả đều thống nhất khẳng định đối tượng nghiên cứu của tội phạm học là: Tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm… Nhưng nhiều lập luận của các tác giả lại thể hiện có sự đồng nhất giữa tội phạm với THTP. Ví dụ như đoạn phân tích sau: “Căn cứ vào mức độ tác động của các ảnh hưởng, quá trình xă hội, nguyên nhân và điều kiện của tình trạng phạm tội còn được phân chia làm các loại sau đây:

- Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm nói chung;

- Nguyên nhân và điều kiện của các loại tội phạm nhất định;

- Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể…” (14)

Với đoạn viết trên, người đọc có thể hiểu: Tác giả của giáo trình muốn thể hiện có tội phạm nói chung, có loại tội phạm và có tội phạm cụ thể. Tương ứng với sự phân loại này cũng có ba loại nguyên nhân và điều kiện. Đó là nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm…; nguyên nhân và điều kiện của các loại tội phạm…; nguyên nhân và điều kiện của tội phạm nhất định. Như vậy, ở đây, tác giả có sự đồng nhất giữa tội phạm nói chung với THTP. Khi nói nguyên nhân và điều kiện của tội phạm (nói chung) tác giả thể hiện: “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm”; còn khi nói nguyên nhân và điều kiện của nhóm tội phạm và của loại tội phạm cụ thể thì tác giả lại thể hiện: “Nguyên nhân và điều kiện của các loại tội phạm hoặc của tội phạm cụ thể”. (15) Sự đồng nhất THTP với tội phạm (nói chung) như vậy cũng được thể hiện trong lập luận của một số tác giả khác. Ví dụ: Trong cuốn “Tội phạm học Việt Nam – Một số vấn đề lí luận và thực tiễn”, tác giả viết: “Chúng ta có thể nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm nói chung, có thể nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của một nhóm tội hoặc một loại tội” (tr. 195) hoặc “Mối quan hệ giữa tội phạm và tình hình tội phạm là mối quan hệ giữa “cái chung” và “cái riêng”. (16) Theo nghĩa triết học, chỉ có quan hệ giữa “cái chung” và “cái riêng” khi nói tội phạm với tội phạm cụ thể hoặc với nhóm tội phạm cụ thể. Ở đây, tội phạm là “cái chung” còn tội A hay tội B cũng như nhóm tội C hay nhóm tội D là “cái riêng”. Theo chúng tôi, khi khẳng định THTP là “cái chung” và tội phạm là “cái riêng” tác giả đă quan niệm tội phạm nói ở đây là tội phạm cụ thể và THTP được hiểu là tội phạm nói chung. Do quan niệm THTP là tội phạm nói chung nên các tác giả này mới viết: “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm” (nghĩa là nguyên nhân và điều kiện của tội phạm nói chung) hoặc viết “Phòng ngừa tình hình tội phạm” (nghĩa là phòng ngừa tội phạm nói chung). Do quan niệm về THTP như vậy nên các tác giả này cũng gắn những đặc điểm của tội phạm như tính trái pháp luật hình sự, tính lịch sử… cho THTP. Nhưng khi phân tích về nội dung của THTP thì các tác giả lại quan niệm THTP đúng như chúng tôi quan niệm (Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc loại tội phạm) đă xảy ra trong đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định).

Vậy vấn đề đặt ra cần phải hiểu khái niệm THTP như thế nào? Khái niệm đó có thật cần thiết cho tội phạm học không?

Chúng ta không thể sử dụng khái niệm THTH cùng một lúc theo hai nghĩa khác nhau: THTP là khái niệm chỉ tội phạm nói chung và THTP là khái niệm chỉ trạng thái và xu thế vận động của tội phạm. Về mặt ngôn ngữ thì khái niệm THTP phải được hiểu theo nghĩa thứ hai. Đó là trạng thái và xu thế vận động của tội phạm. Trong đó có THTP của tất cả các tội phạm (tội phạm nói chung – tất cả các tội danh); THTP của nhóm tội phạm (nhóm tội danh) và THTP của từng tội phạm (tội danh cụ thể). Tội phạm học nghiên cứu tội phạm ở một số nội dung. Trong đó có hai nội dung:

- Nghiên cứu tội phạm về mức độ, tính chất và xu hướng vận động;

- Nghiên cứu tội phạm về nguyên nhân phát sinh.

Khái niệm THTP khi được hiểu như chúng tôi trình bày sẽ bao trùm hết các biểu hiện cụ thể của nội dung nghiên cứu thứ nhất nêu trên của tội phạm học. Thay vì nói: Mức độ, tính chất và xu hướng vận động của tội phạm chúng ta có thể nói THTP. Điều này thể hiện sự cần thiết của khái niệm THTP. Hơn nữa, khái niệm này đă là khái niệm quen thuộc, được sử dụng nhiều trong tội phạm học Việt Nam.

Khi đă phân biệt rõ tội phạm với THTP trên cơ sở hiểu THTP như định nghĩa nêu trên chúng ta có thể rút ra được các kết luận sau:

- Nếu xem tội phạm là hiện tượng xă hội phát sinh bởi nguyên nhân nhất định thì THTP là “bức tranh tổng thể” của những hiện tượng – tội phạm đă xảy ra. Chính những tội phạm đă xảy ra tạo nên “bức tranh tổng thể” đó. Nghiên cứu THTP là nghiên cứu trạng thái của tội phạm và nghiên cứu xu hướng vận động của tội phạm. Đó là hai nội dung nghiên cứu về THTP và cách gọi phổ biến hiện nay là thực trạng và động thái của tội phạm.

- Cùng với việc nghiên cứu THTP, tội phạm học còn nghiên cứu nguyên nhân làm phát sinh tội phạm để từ đó nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa tội phạm có tính tổng thể. Đó là vấn đề nguyên nhân, điều kiện của tội phạm và vấn đề phòng ngừa tội phạm.

- Tình hình tội phạm là “bức tranh tổng thể” của những tội phạm đă xảy ra nên giữa THTP với nguyên nhân của tội phạm có quan hệ nhất định với nhau. Tuy nhiên, không thể gắn nguyên nhân của tội phạm là nguyên nhân của tình hình tội phạm – “Cái” được tạo bởi các tội phạm đă xảy ra. Do vậy, không thể nói: “Nguyên nhân của tình hình tội phạm” cũng như không thể nói: “Phòng ngừa tình hình tội phạm”. (17)

Từ định nghĩa: “Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc loại tội phạm) đă xảy ra trong đơn vị không gian và đơn vị thời gian xác định” có thể rút ra một số đặc điểm của THTP như sau:

- Đặc điểm về phạm vi: Tình hình tội phạm luôn gắn với các phạm vi – phạm vi đối tượng, phạm vi không gian và phạm vi thời gian. Phạm vi đối tượng thường có ba mức độ: Phạm vi tất cả các tội phạm, phạm vi nhóm tội phạm (như nhóm tội tham nhũng, nhóm tội xâm phạm sở hữu…) và phạm vi tội phạm cụ thể (như tội giết người, tội nhận hối lộ…). Ngoài ra, các phạm vi đó còn có thể được giới hạn tiếp bởi đặc điểm nhất định của tội phạm (như giới hạn trong phạm vi những tội do người chưa thành niên thực hiện hoặc giới hạn trong phạm vi những tội cố ý…). Phạm vi về không gian có thể là phạm vi toàn quốc, phạm vi vùng (như các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long), phạm vi địa phương (như thành phố Hà Nội, tỉnh Sóc Trăng) hoặc phạm vi ngành, lĩnh vực (như lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực ngân hàng hoặc ngành tư pháp). Phạm vi thời gian có thể là khoảng thời gian 5 năm, 10 năm hoặc trong giới hạn bởi mốc bắt đầu và mốc kết thúc nào đó. Đặc điểm này của tình hình tội phạm đ̣i hỏi khi nghiên cứu THTP, người nghiên cứu phải xác định rõ ràng ngay từ đầu các phạm vi này. Trong cả quá trình nghiên cứu, các phạm vi này luôn phải được tuân thủ một cách thống nhất.

- Đặc điểm về nội dung: Tình hình tội phạm luôn gắn với các đặc điểm về nội dung – đặc điểm về mức độ, đặc điểm về cơ cấu và tính chất, đặc điểm về xu hướng vận động. Đặc điểm về mức độ cùng với đặc điểm về cơ cấu và tính chất hợp thành đặc điểm về thực trạng của tội phạm. (18) Đặc điểm về xu hướng vận động thường được gọi là đặc điểm về động thái của tội phạm. Như vậy, đặc điểm về nội dung đ̣i hỏi người nghiên cứu THTP phải làm rõ đặc điểm về thực trạng và về động thái của tội phạm. (19)

- Đặc điểm về tính phụ thuộc pháp lí và tính vận động: Tội phạm – hiện tượng xă hội tạo nên “bức tranh tình hình tội phạm” luôn có tính pháp lí vì được phản ánh trong luật hình sự. Chỉ những hiện tượng xă hội xảy ra đă được quy định trong luật hình sự mới có thể là “nguyên liệu” tạo ra “bức tranh tình hình tội phạm”. Thay đổi của luật sẽ làm thay đổi “nguyên liệu” và qua đó làm thay đổi “bức tranh”. Như vậy, có thể nói: THTP có tính phụ thuộc pháp lí. Đồng thời với đặc điểm này, THTP cũng có tính vận động – không ổn định theo thời gian và không gian. THTP có thể thay đổi do tội phạm luôn vận động theo quy luật dưới sự tác động của các hiện tượng, quá trình xă hội khác. Con người có thể chủ động tác động để THTP thay đổi theo hướng giảm thiểu qua việc áp dụng các biện pháp hạn chế, ngăn ngừa tội phạm. Đặc điểm này đ̣i hỏi người nghiên cứu phải chú ý đến các điều kiện kinh tế-xă hội và môi trường pháp lí trong đó có môi trường pháp lí hình sự khi xem xét, đánh giá THTP.

- Đặc điểm về tính tuyệt đối và tính tương đối: Tình hình tội phạm luôn tồn tại khách quan và có thể nhận thức được nhưng chúng ta chỉ có thể nhận thức được gần đúng vì những lí do khách quan và chủ quan khác nhau. THTP mà chúng ta nhận thức được chỉ là THTP tương đối so với THTP thực là THTP tuyệt đối. Vấn đề đặt ra là cần loại trừ những yếu tố có thể làm sai lệch nhận thức để chúng ta đến gần nhất với THTP tuyệt đối.

Tình hình tội phạm có thể được nghiên cứu ở các mức độ khác nhau theo cấp độ và phạm vi.

Theo cấp độ của tình hình tội phạm chúng ta có thể có tình hình tội phạm ở Việt Nam (cấp quốc gia); tình hình tội phạm ở vùng A, tình hình tội phạm ở tỉnh B (cấp địa phương); tình hình tội phạm ở ngành C (cấp ngành, lĩnh vực).

Theo phạm vi của tình hình tội phạm chúng ta có thể có tình hình tội phạm ở… (phạm vi toàn bộ các tội phạm); tình hình các tội A ở… (phạm vi nhóm tội); tình hình tội B ở… (phạm vi tội cụ thể).

Theo phạm vi tình hình tội phạm còn có thể được giới hạn bởi một số đặc điểm khác như đặc điểm về lỗi (giới hạn ở tội cố ý hay vô ý) về chủ thể (như giới hạn ở chủ thể của tội phạm là người chưa thành niên, ở chủ thể của tội phạm là phụ nữ v.v..).

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo