Hoàng Tuấn Anh

Kế toán chi sai theo yêu cầu của giám đốc thì chịu trách nhiệm ở mức độ nào?

Luật sư cho em hỏi hỏi tình huống ví dụ: Anh A làm kế toán bị thanh tra chi sai gần 2 tỉ theo lệnh của sếp thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? cụ thể như sau:

 

Anh A làm cho 1 đơn vị B. Anh A làm kế toán ở công ty tư nhân X đó. Khi kiểm tra đơn vị đó bị truy về chi sai. Kế toán làm theo lệnh của lãnh đạo chi mọi việc cho cơ quan mà không có kí nhận tạm ứng khi sếp kí ứng tiền và chi những khoản sếp lệnh chi. Nhưng trước đó trong cuộc họp sếp đã đồng ý và xác nhận miệng là đồng ý chi như vậy. Vậy cho e hỏi sếp ko kí nhận tạm ứng cũng như chi thực tế cơ quan thì có được làm bằng chứng ko và một số hợp đồng thuê nhân công ngoài làm việc nhưng thực tế ko thuê làm hợp đồng khống cũng theo sự chỉ đạo của sếp -> vậy kế toán làm theo thì sẽ bị phạt ở mức độ như nào? Con số chi sai lớn nhưng thực tế là có chi cho cả tập thể nữa kế toán chỉ làm theo lệnh của sếp và cũng không được nhận 1 đồng nào ngoài lương nhà nước hàng tháng trả (không vụ lợi trong việc chi sai này) vậy giờ cho e hỏi kể toán sẽ bị phạt ở mức độ nào ạ? Em xin cảm ơn.

 

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Vì thông tin bạn cung cấp thiếu nhiều thông tin cụ thể, do vậy Công ty chúng tôi chỉ nêu ra một vài tội danh có khả năng nhất để có thể giúp bạn định hình được tình hình của anh A. 

 

Việc sếp không ký nhận tạm ứng và chỉ thực tế thì có nghĩa kế toán chi cho sếp không có chứng cứ chứng minh được là khoản chi đó đưa cho sếp. Tuy nhiên trong cuộc họp sếp cũng có đề cập và khoản tiền đó còn chỉ cho cả tập thể nên nếu không thể cung cấp nhân chứng thì bạn cũng có thể thuyết phục các cá nhân trong cuộc họp làm chứng cho việc sếp đã chi như vậy thì có thể làm bằng chứng chứng minh kế toán đã đưa khoản tiền khống cho sếp.

 

Về vấn đề định tội và khung hình phạt cho kế toán là rất khó vì còn phải căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của sự việc, quá trình điều tra,... Do đó ta phân làm 2 trường hợp:

 

*Trường hợp 1: Nếu anh A bị điều tra ra là có nhận thức được mục đích và ý định của sếp khi chi tiền nhưng vẫn đưa thì trong trường hợp này, anh A sẽ là đồng phạm với vai trò là người thực hành (Điều 17 BLHS 2015) và sếp của anh A sẽ là đồng phạm với vai trò là người tổ chức. VIệc định tội danh cho sếp của anh A sẽ chính là định tội danh cho anh A vì cả 2 là đồng phạm.

 

*Trường hợp 2: Nếu anh A  không biết về mục đích của sếp khi chi tiền thì tùy theo mức độ thiệt hại của đơn vị B, anh A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 360 Bộ luật hình sự 2015, cụ thể: 

 

"1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, trừ trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

............................

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên..."

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Hoàng Tuấn Anh - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169