Phương Thúy

Hưởng phụ cấp độc hại đối với người làm công việc văn thư

Như chúng ta đã biết, mỗi ngành mỗi nghề lại có một tính chất, đặc thù khác nhau và tương ứng với các ngành, nghề đó là chế độ lao động khác nhau. Do đó, so với công việc khác thì những công việc nặng nhọc, độc hại sẽ có những mức ưu đãi riêng. Vậy mức hưởng phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với người làm công việc văn thư lưu trữ thế nào? Luật sư sẽ tư vấn rõ hơn về vấn đề này qua bài viết sau đây:

1. Tư vấn quy định về phụ cấp độc hại, nguy hiểm

Như đã đề cập ở phần trên, những công việc có tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có nhưng ưu đãi nhất định về tiền lương, về thời giờ nghỉ ngơi, tuổi nghỉ hưu…Mục đích của việc tạo ra những chế độ ưu đãi này là nhằm tạo động lực cho người lao động làm việc, tạo sự công bằng giữa các ngành, nghề và ràng buộc trách nhiệm giữa người lao động và người sử dụng lao động. Theo đó, quy định pháp luật đã xây dựng và phân cấp thành hai loại bao gồm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và loại công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Nếu bạn đang gặp khó khăn về pháp lý và đang băn khoản không biết giải quyết như thế nào, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Bên cạnh đó, chúng tôi xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất.

2. Hưởng phụ cấp độc hại đối với công việc làm văn thư lưu trữ thế nào?

Câu hỏi:

Chào luật sư cho tôi hỏi trường hợp: Quyết định của tôi là làm y tế tại một trường Tiểu học, phụ cấp của y tế là 20%. Theo thông tư 30 của Bộ giáo dục là tôi phải kiêm quỹ, nhưng do trường tôi đã có một người làm công tác thư viện kiêm quỹ rồi, nên tôi được bố trí chuyển sang kiêm văn thư - lưu trữ. Vậy tôi xin hỏi khi tôi kiêm văn thư thì tôi có được hưởng chế độ độc hại của công tác văn thư là 0.2 không. Quy định pháp luật thế nào? Tôi xin cảm ơn!!

Trả lời:

Chào bạn, với vấn đề của bạn, công ty chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

- Quy định về chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm văn thư lưu trữ

Căn cứ quy định tại Thông tứ số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, việc chức trực tiếp làm việc trong các kho lưu trữ thuộc các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp như sau:

"a) Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:

a1) Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.

a2) Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.

a3) Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.

a4) Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

b) Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có hai trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.

c) Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có ba trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.

d) Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.

d) Mức 4, hệ số  0,4 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên."

Căn cứ vào quy định trên, những người trực tiếp làm công việc lựa chọn, phân loại, bảo quản tài liệu và tổ chức sử dụng tài liệu trong kho lưu trữ thì đều đủ điều kiện để được hưởng hệ số phục cấp độc hại là 0,2. Tuy công việc của người văn thư là không thường xuyên nhưng hiện nay luật không có quy định về mức độ công việc văn thư có phải làm thường xuyên hay không mà chỉ quy định về công việc mà văn thư phải làm.

Nếu như người văn thư đó vẫn tiến hành làm việc như bình thường và công việc phải làm đúng như quy định trên thì họ hoàn toàn có quyền hưởng phụ cấp văn thư. Hiện nay công văn 2939/BNV-TL có quy định về mức hưởng đối với người làm công việc văn thư lưu trữ đã hướng dẫn rất cụ thể và chi tiết cũng như nêu căn cứ pháp lý để thực hiện chế độ phụ cấp cho nhân viên lưu trữ.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn vẫn được hưởng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, việc chức trực tiếp làm việc trong các kho lưu trữ.

---

3. Phụ cấp độc hại nguy hiểm văn thư lưu trữ quy định thế nào?

Câu hỏi:

Chào các anh, chị ! cho em được hỏi về phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với người làm công việc văn thư lưu trữ như sau: Cụ thể là trong thông tư số 05/2005, ngày tháng năm 2005 của Bộ nội vụ quy định tại mục IV , Điều luật thi hành ghi đối với cơ quan Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận và các đoàn thể, thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.

Vậy thì em đang công tác ở Uỷ Ban Mặt trận huyện thì căn cứ vào quy định nào của trung ương để được hưởng chế độ phụ cấp độc hại đối với công tác văn thư lưu trữ, và thủ quỹ. Hiện tại em không biết tìm các văn bản đó ở đâu để đòi hỏi quyền lợi của mình trước cơ quan, em mong các anh chị tạo điều kiện để giúp em có các văn bản quy định của cấp trên để đòi hỏi quyền lợi của mình. Vì hiện nay em công tác hơn 10 năm nhưng chư được hưởng quyền lợi gì?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, về vấn đề của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

- Đối tượng hưởng phụ cấp độc hại nguy hiểm

Theo quy định tại Thông tư 05/2005/TT-BNV “Điều luật thi hành ghi đối với cơ quan Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận và các đoàn thể, thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương”.

Theo quy định của Công văn 46/TCQT quy định:

"1. Đối tượng được hưởng:

Cán bộ, nhân viên trực tiếp làm công tác lưu trữ (lựa chọn, phân loại, bảo quản tài liệu và tổ chức sử dụng tài liệu):

+ Ở các cơ quan Đảng và Đảng uỷ trực thuộc Trung ương;

+ Ở các kho lưu trữ tỉnh uỷ, các cơ quan Đảng và Đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ;

+ Ở các kho lưu trữ Huyện uỷ.

2. Mức phụ cấp và điều kiện áp dụng phụ cấp độc hại, nguy hiểm:

- Đối với cán bộ, nhân viên trực tiếp làm công tác lựa chọn, phân loại, bảo quản, tổ chức sử dụng tài liệu được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm mức 2, hệ số 0, 2 (số tiền 24.000 đ/tháng).

- Đối với những cán bộ, nhân viên trực tiếp làm công việc khử trùng, tu sửa, phục chế tài liệu bị hư hỏng được hưởng chế độ độc hại mức 3, hệ số 0, 3 (số tiền 36.000 đ/tháng)."

Theo quy định tại Công văn 396/TCQT-CCVC quy định:

"1. Đối tượng áp dụng phụ cấp độc hại, nguy hiểm bao gồm các công chức - viên chức trực tiếp làm việc trong các kho lưu trữ thuộc khu vực hành chính sự nghiệp.

2. Đối tượng và mức phụ cấp áp dụng cụ thể như sau:

Đối tượng

Mức

Hệ số

Mức P/C thực hiện từ 1/4/1994

1. Công chức - viên chức trực tiếp làm công việc lựa chọn, phân loại, bảo quản tài liệu và tổ chức sử dụng tài liệu trong kho lưu trữ :

2

0, 2

24.000đ/tháng

2. công chức - viên chức làm công việc khử trùng tài liệu, tu sửa, phục chế tài liệu hư hỏng:

3

0, 3

36.000đ/tháng

Theo quy định của 2 công văn trên thì với cán bộ, nhân viên trực tiếp làm công tác lựa chọn, phân loại, bảo quản, tổ chức sử dụng tài liệu được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm mức 2. Với những cán bộ, nhân viên trực tiếp làm công việc khử trùng, tu sửa, phục chế tài liệu bị hư hỏng được hưởng chế độ độc hại mức 3. Hiện tại bạn đang làm việc ở kho lưu trữ Huyện uỷ và thuộc đối tượng được hưởng theo quy định trên, bạn có thể xác định lại công việc cụ thể của mình để xác định mức hưởng phụ cấp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn