Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hướng dẫn quy trình giải quyết tranh chấp đất đai

Để quý khách hàng hiểu rõ hơn quy định và tranh bị thêm kiến thức trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, Luật Minh Gia hướng dẫn, tư vấn qua trích dẫn tóm tắt một số tình huống tư vấn sau đây:

1. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai quy định thế nào?

Câu hỏi:

Kính gửi anh chị, em có 1 vài thắc mắc nhờ anh chị giải đáp hộ. Gia đình em và 4 hộ dân khác mỗi nhà có 1 thửa đất ở gần mặt đường đã được sử dụng từ lâu đời thì đất nhà em có 6 miếng đã được sử dụng từ thời ông bà em tính tới nay đã là 3 đời. Ngày xưa đất đó chỉ dùng vào việc trồng trọt và chăn nuôi, nhưng cách đây khoảng 1 năm dãy đất ấy đã bỏ trống do bị nhà khác bơm nước vào bị ngập. Mảnh đất của nhà em cùng 4 hộ dân, khoảng vài năm trước được chính quyền đền bù 1 số tiền do nhà nước làm đường lấn vào đất.

Nhưng đến nay có 1 người trước ông đó làm Chủ tịch xã đã tự ý dùng máy súc máy ủi san mảnh đất ấy của nhà em cùng 4 hộ khác. Khi được hỏi nguyên do thì người đó bảo là đã nhận mảnh đất này với xã .Vì ông ý bảo vì trước kia xã có hỏi có có hộ nào nhận không thì không ai nhận nhưng thật sự nhiều hộ dân chúng em không nhận được lời nào từ xã. Và thêm nữa mảnh đất đó cùng 4 hộ dân nhà em đều là họ hàng. mảnh đất đó từ thời cụ em để lại chia cho mỗi gia đình. Nhờ anh chị tư vấn giúp quy định pháp luật về trường hợp gia đình em? Em xin cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

“Điều 101 Luật đất đai 2013 quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất:

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.…..”

Theo như bạn trình bày thì trường hợp này gia đình có thể chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mặc dù đã sử dụng ổn định, lâu dài qua nhiều đời. Tuy nhiên, trường hợp thửa đất của gia đình thuộc đối tượng quy định tại Điều 101 Luật đất đai nêu trên thì gia đình hoàn toàn có quyền đứng ra yêu cầu giải quyết tranh chấp. Trong quá trình giải quyết tranh chấp đề nghị gia đình cung cấp toàn bộ tài liệu chứng cứ liên quan tới vụ việc: xác nhận của UBND xã/ phường về việc đất sử dụng lâu dài; xác nhận của các hộ dân xung quanh về người sử dụng thửa đất trên qua các năm; các giấy tờ liên quan tới việc thu hồi, bồi thường khi Nhà nước làm đường trước đây, và các tài  liệu khác lưu trữ tại UBND xã/ phường.

Gia đình yêu cầu người chủ tịch xã cũ dừng hành động ủi, xúc thửa đất để tránh thiệt hại xảy ra để chờ phân định ai là chủ sở hữu của thửa đất trên. Sau đó, gia đình sẽ làm đơn gửi trực tiếp tới UBND xã/ phường nơi có đất để thụ lí, giải quyết.

Trường hợp hòa giải không thành thì đương sự có quyền gửi đơn tới TAND quận/ huyện để giải quyết theo điều 255 của Bộ luật dân sự 2005.

“Điều 161 BLTTDS 2004 quy định về quyền khởi kiện vụ án: Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình".

Theo quy định tại Điều 165, Điều 166 Bộ luật tố tụng dân sự, người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây: a) Nộp trực tiếp tại Toà án; b) Gửi đến Toà án qua bưu điện.

----

2. Tranh chấp đất đai do cha ông để lại giải quyết thế nào?

Câu hỏi:

Kính chào đoàn luật sư MINHGIA. Gia đình em ngày xưa sống với ông bà nội.sau này ông bà nội em già yếu không còn khả năng lao động và đóng các loại thuế nên chuyển hết đất đai qua cho cha em đứng tên ở sử dụng làm ăn và lo cho ông bà già yếu.khi cha em được cấp sổ đỏ là vào năm 2000.trong khi đó ông bà nội em mất năm 2008 đến nay vẩn không có tranh chấp gì. Nhưng trong thời gian này nhà nước có chủ trương làm khu công nghiệp giải phóng mặt bằng thì nhà và đất gia đình em đang ở,sử dụng thị bị bác,chú,cô(ruột)của cha em làm ăn ở nơi xa về tranh chấp,kiện tụng đòi hủy sổ đỏ chia tài sản mà gia đinh em đã được cấp sổ đỏ và sử dụng từ năm 2000 đến nay. sự việc của em là như vậy kính mong đoàn luật sư tư vấn giúp em. Trong lúc chờ đợi quý đoàn hồi đáp em xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây: 

>> Tranh chấp đất đai có nguồn gốc các cụ để lại

>> Tranh chấp đất đai có nguồn gốc từ bố mẹ, đã có sổ đỏ của 1 trong số các con

Theo thông tin bạn cung cấp thì đất có nguồn gốc của ông bà nội, bạn không cung cấp rõ thông tin về việc bố bạn đứng tên quyền sử dụng đất thông qua hình thức nào (có hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng từ ông bà nội sang cho bố bạn hay không) nên chúng tôi chia các trường hợp:

- Trường hợp có hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc văn bản đồng ý của ông bà nội để bố bạn đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi đó việc bố bạn đứng tên trên giấy CNQSDĐ là hợp pháp, các cô chú khác không có quyền tranh chấp.

- Trường hợp không có văn bản về về tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông bà nội thì việc đứng tên trên sổ đỏ của bố bạn là không có căn cứ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, các cô chú sẽ phải chứng minh được quyền sử dụng đất có nguồn gốc của ông bà để lại thì mới có quyền yêu cầu chia thừa kế.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169