Hỏi về xử phạt đối với hành vi vận chuyển, tàng trữ giấy tờ giả
1. Luật sư tư vấn pháp luật hình sự
Hiện nay, hành vi làm giả giấy tờ là một trong những hành vi vi phạm được thực hiện phổ biến trên thực tế, các hành vi vi phạm liên quan đến giấy tờ giả gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội và gây ra những hậu quả đáng tiếc cho người thực hiện hành vi làm giả và những người sử dụng loại giấy tờ này.
Trong quá trình tư vấn pháp luật cho khách hàng liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật hình sự, Luật Minh Gia nhận thấy có rất nhiều trường hợp thiếu các kiến thức về loại tội phạm này từ đó dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định pháp luật về hành vi này hoặc đang gặp vướng mắc về các vấn đề này, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp cụ thể về vấn đề này.
2. Xử phạt đối với hành vi vận chuyển, tàng trữ giấy tờ giả
Nội dung câu hỏi: Chào Luật sư, em muốn hỏi bạn em bị bắt quả tang về tội vận chuyển giấy tờ giả. Mà trong người còn nhiều loại bằng và giấy tờ khác. Theo quy định thì bị xử phạt như thế nào ạ? Xin Luật sư tư vấn, cảm ơn Luật sự nhiều.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và yêu cầu tư vấn pháp luật tại Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi chưa xác định cụ thể được bạn của bạn vận chuyển những loại giấy tờ nào do đó chúng tôi chia thành các trường hợp sau:
Thứ nhất, nếu bạn của bạn vận chuyển giấy tờ có giá giả
Nếu thuộc trường hợp này thì bạn của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác theo quy định tại Điều 208 Bộ luật hình sự 2015.
“1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
3. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
4. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 300.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Khi đó, bạn của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào từng trường hợp theo quy định tại Điều 208 đã nêu trên.
Nếu những giấy tờ đó là những giấy tờ của cơ quan nhà nước và bạn của bạn có hành vi vận chuyển thì có tùy thuộc tính chất, mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức với vai trò đồng phạm.
Ngoài ra, nếu không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bạn của bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 16 theo Nghị Định số 138/2013/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đối với các hành vi: mua bán, sử dụng, làm bằng cấp giả, chứng chỉ giả, mà không có mức xử phạt hành chính đối với hành vi tàng trữ các loại giấy tờ trên. Do đó, nếu bạn của bạn không bao gồm thực hiện những hành vi làm hoặc mua bán hoặc sử dụng bằng giả, giấy tờ giả đó thì không bị phạt tiền, chỉ bị tịch thu tang vật và cảnh cáo.
Trân trọng
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất