Trần Tuấn Hùng

Hỏi về vụ án tấn công bằng hung khí nguy hiểm

Thân ái chào Luật sư, cháu trai tôi sinh năm 2000, trong lúc đi làm công nhân tại 1 công ty tư nhân bị 1 nhóm đối tượng 6 người tấn công bằng hung khí là dao chặt nước đá làm lủng sọ, bi thương ở vai, lưng và vùng trán.


Tình tiết vụ án như sau: 16:30' Ngày 16/7/2016 khi vừa tan ca ra về vừa ra khỏi cổng bảo vệ công ty thì bị 1 nhóm gồm 6 người (4 người làm cùng công ty và 2 người là bạn của 4 người kia bên ngoài) tấn công bằng tay, gậy và trong đó có 1 đối tượng cầm dao chặt đá chém từ trên chém xuống khiến cháu tôi gục ngã tại chỗ, sự việc có anh tôi (chạ của cháu tôi- người bị hại) chứng kiến vì anh tôi đến công ty đón cháu tôi về. Sau khi vụ án xảy ra, 4 đối tượng đã bị công an bắt tạm giam đến bây giờ, còn 2 đối tượng nữa đang lẩn trốn. Trong quá trình điều tra công an viên có kêu người giám hộ của bị hại ký vào biên bản" không cần luật sư bảo vệ quyền lợi", liêu ký vào biên bản này rồi sau này khi ra tòa gia đình người bị hại có thuê được luật sư nữa hay không? thuê luật sư vậy có sai trái vơi biên bản đã ký hay không? Cảm ơn Luật sư, rất mong nhận được phản hồi từ Luật sư. 

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn về vấn đề của bạn như sau:

 

Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định:

 

“Điều 57. Lựa chọn và thay đổi người bào chữa

2. Trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình:

b) Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

 

Trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.”

 

Như vậy, trong trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên thì việc tham gia tố tụng của người bào chữa là bắt buộc.

 

Quy định trên được hướng dẫn chi tiết tại Mục 3 Phần 2 Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất "những quy định chung" của Bộ luật tố tụng hình sự 2003:

 

“3. Về quy định tại khoản 2 Điều 57 của Bộ luật Tố tụng hình sự

c) Trước khi mở phiên tòa, bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ có yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa thì người có yêu cầu phải làm văn bản trong đó cần ghi rõ lý do yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa. Trường hợp họ trực tiếp đến Tòa án yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa thì phải lập biên bản ghi rõ lý do của yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa và người có yêu cầu phải ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản. Văn bản về yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa phải được lưu vào hồ sơ vụ án. Về yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa được giải quyết như sau:

 

c.1) Trường hợp yêu cầu thay đổi người bào chữa, thì Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa căn cứ vào khoản 2 và khoản 3 Điều 56 của Bộ luật Tố tụng hình sự, hướng dẫn tại mục 1 Phần II của Nghị quyết này để xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận. Nếu không chấp nhận thì phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết trong đó cần nêu rõ căn cứ của việc không chấp nhận. Nếu chấp nhận thì yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người khác bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân khác bào chữa cho thành viên của tồ chức mình.

 

c.2) Trường hợp yêu cầu từ chối người bào chữa, thì vẫn tiến hành triệu tập người bào chữa đã được cử tham gia phiên tòa theo thủ tục chung. Nếu tại phiên tòa họ vẫn tiếp tục có yêu cầu từ chối người bào chữa thì Hội đồng xét xử xem xét, giải quyết theo hướng dẫn tại điểm d mục 3 Phần II của Nghị quyết này.

 

d) Tại phiên tòa, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ có yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa thì phải ghi vào biên bản phiên tòa. Về yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa được giải quyết như sau:

 

d.1) Trường hợp yêu cầu thay đổi người bào chữa, thì Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án. Căn cứ vào khoản 2 và khoản 3 Điều 56 của Bộ luật Tố tụng hình sự, hướng dẫn tại mục 1 Phần II của Nghị quyết này để xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận. Nếu không chấp nhận thì thông báo cho người yêu cầu biết và nói rõ căn cứ của việc không chấp nhận. Nếu chấp nhận thì phải hoãn phiên tòa và Thẩm phán dược phân công làm chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người khác bào chữa cho bị cáo hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân khác bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. Quyết định của Hội đồng xét xử về chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu thay đổi người bào chữa không phải lập thành văn bản, nhưng phải được ghi vào biên bản phiên tòa

 

d.2) Trường hợp yêu cầu từ chối người bào chữa (kể cả trường hợp đã có yêu cầu từ chối người bào chữa trước khi mở phiên tòa), thì Hội đồng xét xử cần phải giải thích cho họ biết người bào chữa sẽ giúp bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị cáo và chi phí cho người bào chữa do Tòa án thanh toán.

 

Trong trường hợp bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà cả bị cáo và người đại diện hợp pháp của bị cáo vẫn giữ nguyên ý kiến từ chối người bào chữa thì cần phải ghi vào biên bản phiên tòa và tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục chung mà không có sự tham gia của người bào chữa đã dược cử. Nếu chỉ có bị cáo từ chối người bào chữa, còn người đại diện hợp pháp của bị cáo không từ chối người bào chữa hoặc chỉ có người đại diện hợp pháp của bị cáo từ chối người bào chữa, còn bị cáo không từ chối người bào chữa, thì tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục chung, có sự tham gia của người bào chữa đã được cử.”

 

Như vậy, trong quá trình điều tra, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo đã ký vào biên bản với nội dung từ chối luật sư bào chữa thì vấn đề này trước khi mở phiên tòa hoặc tại thời điểm mở phiên tòa, Thẩm phán phải xác định rõ lý do từ chối và xem xét giải quyết theo quy định trên.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng !

Luật gia: Vũ Đức Thịnh - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo