Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Hỏi về việc xử lý vi phạm đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác

Hỏi: Tôi tên là P, tôi có quen một người nhưng do tính tình không hợp nên tôi không đến với người đó (chúng tôi chưa đi quá giới hạn) nhưng thời gian một năm trở lại đây người đó liên tục nhắn tin chửi bới xúc phạm tôi mặc dù tôi đã thay sim như theo lời mọi người và cả em gái anh ấy ,nhưng anh ấy vẫn tìm số và nhắn tin xúc phạm tôi ,nhắn tin xúc phạm tôi không nói anh còn xúc phạm tới người đã mất mặc dù tôi có nói nhiều lần


nhưng a vẫn đưa ra sỉ nhục chửi và nguyền rũ ,còn nhắn tin nhiều lần dọa đừng để thấy mặt không sẽ giết ,tôi có chia sẽ với em gái anh ấy và em gái anh có nói tôi thay số tiếp và nếu có nhắn tin đến thì đừng đọc nhưng tôi đâu thể thay sim mãi được ,với lại sỉ nhục tôi tôi có thể chấp nhận nhưng đem người đã khuất ra chửi bới lăng mạ thì tôi không thể nào chấp nhận được mặc dù tôi có nói với anh ấy ,anh ấy cũng có nhận lỗi nhưng chỉ được thời gian ngắn là lại nhắn tin chửi tiếp ,vậy trường hợp này người đó có phạm tội xúc phạm nhân phẩm danh dự người khác không (hay người này có phạm tội gì không )và nếu có hình thức xử phạt là như thế nào.
 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, Luật Minh Gia xin trả lời bạn như sau:

 

Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định như sau:

 

“Điều 155. Tội làm nhục người khác

 

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

 

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

 

b) Đối với 02 người trở lên;

 

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

 

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

 

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

 

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

…”.

 

Theo đó, người phạm tội này phải là người có hành vi được thể hiện bằng lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của người khác như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, lột quần áo giữa đám đông người, ... với ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau như để trả thù, để thỏa mãn thú vui,... Ngoài ra, về phía người bị hại, phải là người bị xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự. Việc xác định như thế nào là nhân phẩm danh dự bị xâm phạm nghiêm trọng là vấn đề khá phức tạp, nó không chỉ dựa vào ý chí chủ quan của người bị hại hay người phạm tội mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: trình độ nhận thức, mối quan hệ gia đình và xã hội, địa vị xã hội, quá trình hoạt động của bản thân người bị hại, phong tục tập quán, truyển thống gia đình,... và đặc biệt dư luận xã hội cũng mang một ý nghĩa trong việc xác định mức độ bị xúc phạm danh dự nhân phẩm.

 

Nếu hành vi xúc phạm của anh người yêu cũ của bạn chưa đến mức độ xâm phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm của bạn thì hành vi đó chưa thể cấu thành tội phạm và không thể truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Tuy nhiên, hành vi này vẫn có thể bị xử lý hành chính theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ - CP:

 

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

 

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;...”

 

Trân trọng!

CV Lương Thị Huyền Châm - Công ty luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo