Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hỏi về tự ý chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng?

Trong quan hệ lao động, mọi chủ thể đều có quyền bình đẳng như nhau trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng đã giao kết. Song không phải lúc nào các chủ thể cũng thực hiện đúng theo các vấn đề mà đã thỏa thuận hoặc thực hiện đúng theo quy định pháp luật về các chế độ như bảo hiểm xã hội. Vậy trong trường hợp này, người vi phạm sẽ xử lý như thế nào? Hay các vấn đề bồi thường thiệt hại của người lao động ra sao? Luật sư sẽ tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn về lao động.

Để tạo sự phát triển bền vững trong quan hệ lao động, pháp luật luôn ưu tiên sự thỏa thuận của các bên. Một số vấn đề mà khách hàng thường quan tâm bao gồm: Ai là chủ thể có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động? Chế độ về bảo hiểm xã hội cho người lao động ra sao? Tạm hoãn hợp đồng khác tạm ngừng hợp đồng lao động như thế nào? Hay các trường hợp và trình tự xử lý kỷ luật lao động?

Bên cạnh việc hỗ trợ giải đáp các vấn đề pháp lý, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn soạn thảo các văn bản liên quan đến lao động như: Hợp đồng lao động, biên bản vi phạm nội quy lao động, phụ lục hợp đồng lao động, thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng, quyết định tạm ngừng hợp đồng và các văn bản khác có liên quan. Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này, đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi qua hotlline 1900.6169 để được hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc các vấn đề pháp lý.

Bên cạnh đó, để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

2. Trường hợp người sử dụng lao động tự ý điều chuyển người lao động đi làm công việc khác thì xử lý ra sao?

Nội dung yêu cầu tư vấn: Chào luật sư, Xin được tư vấn trường hợp người lao động ký hợp đồng không kỳ hạn với công ty, nếu công ty yêu cầu người lao động chuyển công việc mà không có sự đồng ý của người lao động thì có đươc không?

Trường hợp người lao động không chấp nhận chuyển việc thì công ty có quyền sa thải không? Đặt vào hai trường hợp :

-1/ Nếu trong hợp đồng không có điều khoản quy định về việc công ty có quyền đơn phương thay đổi công việc của người lao động ?

-2/ Trường hợp trong hợp đồng có ghi là cty có quyền đơn phương chuyển việc của người lao động không cần sự đồng ý của người lao động ? 

Xin luật sư vui lòng giải đáp câu hỏi với 2 trường hợp nêu trên. Xin cảm ơn

Hỏi về tự ý chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng?
Giải đáp thắc mắc về chế độ lao động

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:

Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Như vậy, chỉ trong trường hợp công ty gặp khó khăn đột đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động,…, thì công ty mới có quyền chuyển công tác mà không cần sự đồng ý của người lao động. Song thời hạn này không được quá 60 ngày trong 1 năm, trừ trường hợp được người lao động đồng ý thì thời hạn này có thể được kéo dài.

Theo đó, trong nhưng trường hợp khác nếu không có sự đồng ý của người lao động thì công ty sẽ không được tự ý điều chuyển công tác người lao động.

Cụ thể trong hai trường hợp bạn đang vướng mắc:

Trường hợp 1: căn cứ theo quy định trên cũng như đã phân tích thì khi hợp đồng lao động không có thỏa thuận khác thì công ty sẽ không có quyền tự ý điều chuyển  công tác người lao động.

Trường hợp 2: Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Theo đó, việc hợp đồng “ghi là cty có quyền đơn phương chuyển việc của người lao động không cần sự đồng ý của người lao động” thì đây chính là sự thỏa thuận của các bên, người lao động đã đồng ý với sự ghi nhận này.

Do vậy, nếu hợp đồng có ghi nhận sự thỏa thuận này thì công ty sẽ có dc điều chuyển công tác người lao động mà không cần sự đồng ý của người lao động. Trong trường hợp có thỏa thuận trước, các bên vẫn phải tuân thủ các quy định về nghĩa vụ báo trước và tiền lương.

Về việc công ty có quyền sa thải người lao động trong cả 2 trường hợp trên hay không? Thì người sử dụng lao động chỉ được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải khi người lao động có hành vi vi phạm nội quy lao động hoặc vi phạm quy định của bộ luật lao động mà theo đó người sử dụng lao động có quyền kỷ luật sa thải. Do vậy, công ty sẽ không được sa thải người lao động trong những trường hợp này.

Việc người lao động không đồng ý với việc điều chuyển công việc thì đây sẽ được coi là một căn cứ để các bên chấm dứt hợp đồng lao động.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo