Thủ tục Xóa án tích theo quy định mới nhất
Mục lục bài viết
1. Luật sư tư vấn về thủ tục xóa án tích
Khi người phạm tội đã bị tòa tuyên án hình phạt thì hậu quả pháp lý mà họ phải chịu không chỉ là việc phải chấp hành các chế tài hình sự mà còn bị lưu lại án tích đối với hành vi phạm tội. Tuy nhiên, án tích chỉ lưu lại trong một thời gian nhất định khi thực hiện xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án. Thời gian này phụ thuộc hình phạt của người phạm tội. Sau khi thời gian này và kèm theo điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật, án tích sẽ được xóa nên người đã có án tích được coi như chưa bị kết án.
2. Thủ tục xóa án tích theo quy định pháp luật
Câu hỏi:
Thưa luật sư, luật sư cho em hỏi như sau: Em muốn hỏi về thủ tục và trình tự thực hiện việc xóa án tích và nhờ luật sư một số mẫu đơn liên quan đến thủ tục này. Pháp luật quy định như thế nào nhờ luật sư giải đáp giúp. Em xin cảm ơn.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, quy định về Xóa án tích
Theo quy định tại các Điều 69, 70, 71, 72, 73 Bộ luật Hình sự 2015, người bị kết án được xóa án tích và được coi như chưa bị kết án trong những trường hợp sau đây:
Đương nhiên xóa án tích đối với:
- Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII (các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và chương XXVI (các tội phá họai hòa bình, chống lòai người và tội phạm chiến tranh), nếu từ khi chấp hành xong bản án (xong về hình phạt và các khoản dân sự bồi thường khác) hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành án, người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau:
+ 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
+ 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
+ 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
+ 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Xoá án tích theo quyết định của tòa án:
Tòa án quyết định xoá án tích đối với những người bị kết án về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI Bộ luật Hình sự 2015, căn cứ vào tính chất của tội phạm đã được thực hiện, nhân thân, thái độ chấp hành pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án, trong các trường hợp sau đây: “Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.”
+ 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
+ 03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
+ 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
+ 07 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Xoá án tích trong trường hợp đặc biệt:
Trong trường hợp người bị kết án có những tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú đề nghị thì có thể được Tòa án xóa án tích nếu người đó đã đảm bảo ít nhất một phần ba thời hạn quy định.
Hỏi về thủ tục xóa án tích và mẫu đơn liên quan?
Thứ hai, trình tự, thủ tục xóa án tích
- Với án tích của người phạm tội thuộc trường hợp đương nhiên được xóa:
Do án tích đương nhiên xóa nên người phạm tội không phải làm thủ tục xin xóa án tích, nếu có yêu cầu, Sở tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người phạm tội trong đó thể hiện rõ không có án tích theo quy định tại Khoản 4 – ĐIều 70 – BLHS 2015: Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.
- Với án tích của người phạm tội được xóa theo quyết định của Tòa án và xóa trong trường hợp đặc biệt
Về thủ tục xóa án tích:
Khi người bị kết án đương nhiên xóa án tích, nếu cần cấp giấy chứng nhận xóa án tích thì cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
1. Đơn xin xóa án tích (theo mẫu).
2. Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ hình án cấp
3. Giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khoản bồi thường, án phí, tiền phạt;
4. Giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an Quận, Huyện nơi người bị kết án thường trú cấp (theo mẫu quy định của ngành Công an)
5. Bản sao hộ khẩu; bản sao chứng minh nhân dân.
Thẩm quyền xét đơn xin xóa án tích:
- Tòa án đã xét xử sơ thẩm là Tòa án có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận xóa án tích, hoặc ra Quyết định xóa án tích.
- Người xin xóa án tích nộp hồ sơ xin xóa án tích tại Tòa án đã xét xử sơ thẩm (có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện).
- Người xin xóa án tích không phải nộp bất cứ khoản tiền lệ phí Tòa án nào (trừ trường hợp xin sao quyết định xóa án tích hoặc giấy chứng nhận xóa án tích).
-
3. Nhờ giải đáp vướng mắc về xóa án tích
Câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi có 1 vấn đề liên quan đến việc xóa án tích, xin Luật sư giải đáp giúp tôi. Nội dung tư vấn như sau:
Hộ khẩu gốc tôi đang ở nha trang và tôi vào cần thơ sống. Trong quá trình sống thì vào khoảng 3 năm trước, tôi có phạm 1 tội trộm cắp tài sản. Tòa án Ninh kiều, Cần Thơ phạt tôi 9 tháng tù giam. Sau khi ra tù, tôi vẫn chưa nộp án phí là 200 ngàn, và giấy chấp hành án xong của tôi cũng bị mất. Bây giờ người nhà tôi muốn rước tôi qua mỹ sống. Nhưng theo tôi biết thì người có tiền án tiền sự mà chưa được xóa án tích, thì không được phép đi.
Vậy trường hợp của tôi giờ tôi phải làm sao? Tôi đã chấp hành án xong cũng hơn 2 năm rồi, liệu án tích của tôi có được xóa chưa thưa luật sư? Và làm thế nào để biết là tôi đã được xóa án tích? Nếu chưa được xóa thì tôi phải làm thủ tục xóa án tích tại nơi tôi bị tuyên án hay là ở quê Nha Trang của tôi thưa luật sư? Và giấy chấp hành án của tôi cũng bị mất rồi thì phải làm sao? Xin luật sư giải đáp giúp tôi! Xin chân thành cảm ơn Luật Sư!
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Tại Điều 21 Nghị Định 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định:
“Điều 21. Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.”.
Căn cứ theo quy định này thì trường hợp của bạn không thuộc một trong các trường hợp bị cấm xuất cảnh, do vậy dù đang có án tích, bạn vẫn có thể sang Mỹ sinh sống.
Điều 70 Bộ luật hình sự 2015 quy định về đương nhiên xóa án tích như sau:
Điều 70. Đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, trong trường hợp bạn đã chấp hành án xong 2 năm thì bạn đã được đương nhiên xóa án tích. Tuy nhiên, nếu bạn muốn cấp phiếu lý lịch tư pháp thì bạn cần nộp hồ sơ tại Sở tư pháp để làm thủ tục cấp.
Theo quy định tại Điều 45 Luật lý lịch tư pháp năm 2009 quy định thủ tục như sau:
Điều 45. Thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1
1. Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây:
a) Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
b) Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây:
a) Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;
b) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
3. Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.
Như vậy, bạn cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Tờ khai đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp số 01: mẫu số 03/2013/TT-LLTP ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/TT-BTP;
- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, giấy chứng nhận đăng ký thường trú, tạm trú;
- Quyết định, văn bản xác nhận chấp hành xong bản án hình sự;
- Giấy tờ xác minh đã thực hiện xong nghĩa vụ phát sinh từ vụ án hình sự;
- Giấy xác nhận của cơ quan công an cấp Huyện không phạm tội mới;
----
4. Làm gì khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Câu hỏi:
Bên mình cho em hỏi em muốn làm đơn tố cáo việc lạm dụng chiếm đoạt tài sản . sự việc là tháng 12/2018 do quen biết nên người ta rủ em mua chung cái cẩu tự hành giá x trăm triệu trên cửa khẩu X. Họ nói là cẩu đó do cty đang thua lỗ muốn bán lại . em không gom đủ tiền nên bảo chỉ có thể có 300t . họ nói thì được bao nhiêu cũng được còn họ cho vay mua chung chia tỉ lệ % ăn chia . sau đó em có gửi cho họ 300 theo số tk họ cho . lại ko phải đứng tên người đó mà tên người khác . và khi em hỏi chủ cái cẩu đó thì không phải là cty đó bán cẩu. Giờ em đòi tiền họ cứ khất lần nói trả. Đến khi em về không ở X nữa thì họ cũng ko nghe điện thoại , ko trả lời tin nhắn.
Vậy theo bên cty luật thì em có thể khởi kiện được không , thủ tục như thế nào ạ .bên cty có thể hướng dẫn em được không, Em cảm ơn.
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
Thông tin anh cung cấp không đủ để chúng tôi xác định hành vi của người dao bán xe cẩu tự hành cho anh có đủ dấu hiệu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin cung cấp quy định pháp luật về tội danh này được thể hiện trong Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
...
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
...
Như vây, nếu những người dao bán đã có hành vi lừa đảo để chiếm đoạt khối tài sản trị giá 300 triệu của anh thì họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 174 - Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt từ 07 đến 15 năm tù.
Để giải quyết vấn đề và nếu có căn cứ pháp lý, anh có thể làm đơn tố giác tội phạm gửi đến cơ quan công an gần nhất để được giúp đỡ.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất