Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Mua bảo hiểm y tế online, thủ tục mua BHYT tự nguyện 2024

Tư vấn quy định về mua bảo hiểm y tế online, tư vấn về BHYT tự nguyện khi người lao động sau khi nghỉ việc có thể tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện không? Mức đóng và chế độ hưởng của người lao động khi đóng bảo hiểm y tế là như thế nào? Việc xác định nơi khám chữa bệnh ban đầu được quy định ở đâu? … Luật Minh Gia giải đáp các vấn đề này như sau:

1. Tư vấn về chế độ khi mua bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là một quỹ bảo hiểm rất quan trọng nhằm với mục đích chi trả cho người tham gia bảo hiểm tại các cơ sở y tế khi người tham gia khám chữa bệnh. Có nhiều hình thức tham gia bảo hiểm y tế khác nhau như: Tham gia ở công ty, tham gia theo diện gia đình, … Nếu bạn là người tham gia bảo hiểm y tế, bạn cần nắm rõ các quy định về chế độ của bảo hiểm y tế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Trong trường hợp bạn đang có thắc mắc hoặc chưa rõ về chế độ hưởng bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm, hãy liên hệ với Luật Minh Gia để được tư vấn các vấn đề như:

- Các phương thức tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;

- Các chế độ người lao động sẽ được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế;

- Tư vấn các vấn đề liên quan đến chế độ bảo hiểm y tế.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống tư vấn dưới đây của Luật Minh Gia về đóng bảo hiểm y tế để có thêm các căn cứ pháp lý và đối chiếu với các trường hợp của mình.

2. Mua bảo hiểm y tế online quy định thế nào?

Câu hỏi:

Chào quý luật sư, tôi đi làm từ năm 01/01/20xx tại 1 doanh nghiệp nhà nước; và cơ quan có mua bảo hiểm y tế cho tôi từ đó. Đến tháng 3/201x, tôi nghỉ việc.

Trên thẻ bảo hiểm y tế mới nhất của tôi có ghi hiệu lực từ 31/12/201x đến 31/12/201x, "đã tham gia bảo hiểm y tế liên tiếp 5 năm trở lên", và tôi nhận được thẻ vào cuối năm 2016. Đến ngày 20/12/202x, do tôi chưa có việc làm mới nên tham gia mua bảo hiểm y tế tự nguyện tại địa phương. Khi tham gia mua, nhân viên bên bảo hiểm y tế có cho biết: thẻ bhyt hiện tại của tôi đã hết hiệu lực do doanh nghiệp đã báo cắt giảm với cơ quan BHYT. Tôi muốn hỏi như sau:

1/ Bảo hiểm y tế thường là đóng 1 lần khi mua và hiệu lực ghi trên thẻ đến 31/12/201x, như vậy thẻ phải có hiệu lực đến 31/12/202x. Tại sao nhân viên BHYT lại trả lời là BHYT của tôi hết hiệu lực kể từ thời điểm cơ quan báo cắt giảm với bên BHYT? Như vậy có phù hợp với quy định pháp luật về BHYT hay không?

2/ Nếu tôi mua lại BHYT tự nguyện mới thì có được hưởng chế độ cho người đóng BHYT từ 5 năm trở lên hay không? Hay chế độ của tôi giống như người chỉ mới tham gia BHYT?

Xin cảm ơn quý luật sư.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Đối với vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về phương thức đóng, mua bảo hiểm y tế

Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Bảo hiểm y tế quy định về phương thức đóng BHYT như sau:

“1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương, tiền công của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.”

Theo đó, mỗi tháng chủ sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động trích từ tiền lương, tiền công. Khi bạn hết hợp đồng thì cơ quan sẽ báo giảm BHYT và thẻ BHYT của bạn sẽ hết giá trị sử dụng. Vậy việc cơ quan bạn báo giảm BHYT là đúng với quy định pháp luật.

Thứ hai, về giá trị của thẻ bảo hiểm y tế

Trường hợp thẻ BHYT của bạn hết giá trị sử dụng do công ty báo giảm bạn do hết hạn hợp đồng lao động thì bạn có thể mua thẻ BHYT tự nguyện tại phường, khi đó thời điểm giá trị của thẻ BHYT được xác định như sau:

Căn cứ Khoản 10 Điều 15 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điề 16 Luật bảo hiểm y tế năm 2008:

"3. Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng được quy định như sau:

...

b) Người tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;”

Do đã bị ngắt quãng thời gian đóng BHYT nên chế độ về BHYT áp dụng với bạn được áp dụng lại từ ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước. Đồng thời bạn sẽ không được hưởng chế độ đã tham gia 5 năm mà sẽ áp dụng chế độ tính lại từ đầu.

---

3. Thủ tục mua bảo hiểm y tế tự nguyện

Câu hỏi:

Gia đình em ở xã mà em muốn mua bảo hiểm y tế cho người thân ở bệnh viện tỉnh thì được không ạ? Vì lâu nay ba của em điều trị tuyến tỉnh, với lại tuyến xã/ huyện cũng không đủ cơ sở vật chất và cũng không uy tín, nên em muốn mua ở tỉnh. Vậy em cần thủ tục gì, trước giờ em vẫn mua ở tỉnh được nhưng 1 năm nay vì họ không cho mua nữa nên em cũng không thể mua tuyến huyện/xã luôn.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Quy định về đăng ký mua bảo hiểm y tế

Ba của bạn đăng ký thường trú ở xã thì không thể mua bảo hiểm y tế ở tuyến tỉnh được bởi người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện cư trú tại đại bàn xã, huyện nào thì đăng ký và nộp tiền tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo xã, huyện đó.

Do đó, ba của bạn mua bảo hiểm y tế ở xã nơi ba bạn cư trú, sau đó nếu tình trạng bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh đang điều trị thì sẽ được chuyển lên cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tuyến trên phù hợp với phạm vi chuyên môn và phân tuyến kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế.

Để mua bảo hiểm y tế cho ba bạn, bạn đến trụ sở bảo hiểm xã hội xã hoặc đến các đại lý thu bảo hiểm y tế của cơ quan Bảo hiểm xã hội gồm: Các đại lý thu ở xã phường do Uỷ ban nhâ dân xã đề xuất và ký hợp đồng với cơ quan Bảo hiểm xã hội (thường là cán bộ UBND xã phụ trách công tác Lao động – thương binh và xã hội); Đại lý thuộc hệ thống Bưu điện tại các điểm bưu cục, các bưu điện văn hóa xã.

Thủ tục mua bảo hiểm y tế như sau:

- Bước 1: Xuất trình sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú do cơ quan Công an sở tại cấp và chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh.

- Bước 2: Bạn ghi đủ các thông tin vào tờ khai tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo đối tượng nhân dân (mẫu số 01/BHYTTN) theo hướng dẫn của đại lý thu bảo hiểm y tế tự nguyện;

- Bước 3: Nộp tờ khai cho đại lý hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội để kiểm tra, đối chiếu.

Nếu tình trạng bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh đang điều trị thì sẽ được chuyển lên cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tuyến trên. Thủ tục chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo Điều 9 Thông tư 37/2014/TT- BYT hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT quy định như sau:

“1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện thủ tục chuyển tuyến theo quy định của Bộ Y tế về việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Sử dụng giấy chuyển tuyến đối với người có thẻ bảo hiểm y tế:

a) Trường hợp người bệnh được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác chỉ cần giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;

b) Trường hợp người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;

c) Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký;

d) Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp quy định tại phụ lục kèm theo Thông tư này thì giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết năm dương lịch (ngày 31 tháng 12 năm đó). Trường hợp đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó, người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng hết đợt điều trị nội trú đó.

...”

Trên đây là nội dung tư vấn về: Thủ tục mua bảo hiểm y tế online. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169