Hỏi về giải quyết vi phạm hành chính về hành vi đánh người
Chào luật sư! Luật sư vui lòng tư vấn giúp tôi vấn đề này, tôi xin cảm ơn.Mẹ tôi bị một người phụ nữ chặn đánh ( mẹ tôi không có tranh cãi hay xô xát gì với bà này và khoảng 4 tháng trước bà này có xuống nhà tôi chửi bới,lăng mạ mẹ tôi nhưng mẹ tôi bỏ qua k trình báo),tôi làm đơn yêu cầu công an xã giải quyết thì họ đòi bệnh án. tôi cho mẹ tôi nhập viện cách ngày bị đánh là 5 ngày (10/10/2017) và mẹ tôi bị đánh là ngày 5/10/2017,ngày 6/10/2017 có đi chụp phim và xét nghiệm,bác sĩ có kết luận đa chấn thương do bi đánh và do uống thuốc k đỡ nên nhập viện lại.Bác sĩ chuẩn đoán mẹ tôi bị đa tổn thương chưa xác định gồm: rối loạn tiền đình,mất ngủ không thực tổn, đau đầu, chấn thương do bị đánh. Khi xuất viện xong tôi có đem bệnh án ra nộp lại cho công an,họ nói rằng không đúng và bên kia không chịu bồi thường cho mẹ tôi. vậy theo luật sư gia đình tôi có nên chấp nhận hay tiếp tục làm đơn lên cấp cao hơn để yêu cầu giải quyết?
Trả lời tư vấn. Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội cố ý gây thương tích:
“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a. Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b. Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c. Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d. Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e. Có tổ chức;
…”
Như vậy nếu tỷ lệ thương tật của mẹ bạn là hơn 11% thì người có hành vi đánh mẹ bạn hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn nếu tỷ lệ thương tật của mẹ bạn nhỏ hơn 11% thì bạn vẫn có thể làm đơn tố cáo cơ quan có thẩm quyền phạt hành chính. Căn cứ khoản 3 điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ – CP:
“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
….
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;”
Ngoài ra bạn có thể yêu cầu người gây thương tích bồi thường thiệt hại cho gia đình mình.Theo Nghị quyết 03/2006/NQ - HĐTP thì việc bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
1. chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
2. thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
3. chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;
4. chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc;
5. khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng.
CV tư vấn: Hoàng Thủy Tiên - Luật Minh Gia
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất