Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thừa kế theo pháp luật xác định thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Gia đình e có 4 người, ba, mẹ,e và em trai .Mẹ e mất cách đây 12 năm mà không để lại di chúc gì , khoảng 4- 5 năm sau thì ông bà ngoại e mất cũng không để lại di chúc.Và hiện tại e đã đi lấy chồng và có 1 cháu, e trai của e cũng đã lấy vợ và có 2 cháu.Tuy nhiên.,bây giờ do hoàn cảnh ba e muốn bán nhà đi để trả nợ cho e trai của e, ba e đi hỏi 1 số nơi thì họ trả lời rằng, phải cần chữ kí của những người cậu của e nữa

(3 người cậu đang ở cùng thành phố, 1 người dì đã định cư tại Mĩ)vì mẹ e mất trước ông bà ngoại và ông bà ngoại ở hàng thừa kế thứ nhất nên ngoài e và e trai của e ra thì ông bà ngoại e được hưởng 1 phần thừa kế từ mẹ của e, và khi ông bà ngoại mất đi hiên nhiên phần thừa kế của ông bà ngoại từ mẹ e được chuyển sang các người cậu còn lại, như vậy có đúng không ạ? Và muốn bán phải được sự đồng ý từ những người cậu này. Xin cho e lời khuyên ạ.


Trả lời tư vấn:

 

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn cụ thể sau đây:


Theo quy định Bộ luật Dân sự về những trường hợp thừa kế theo pháp luật

 

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

 

Do đó, khi mẹ bạn mất thì 1 phần di sản thừa kế của mẹ bạn đương nhiên thuộc về bà ngoại (không phụ thuộc vào việc chia hay không). Khi bà ngoại bạn mất di sản thừa kế của bà tiếp tục được chia theo nguyên tắc trên. Do đó, các người con của bà (cậu của bạn) sẽ có 1 phần di sản thừa kế trong phần di sản ban đầu của mẹ bạn. Do đó, việc cần sự đồng ý của các cậu khi chuyển nhượng đất là cần thiết và đúng theo quy định của pháp luật.

 

--------------------

Câu hỏi thứ 2 - Hiệu lực của di chúc miệng và phân chia di sản thừa kế?

 

Thưa luật sư Minh Gia. Mẹ tôi mất năm 1996, di sản để lại là 2 thửa đất, không có văn bản di chúc, mà chỉ di chúc miệng cho hai chị em gái, một thửa 516 mét vuông, có nhà và cây cối lưu niên do cho chị tôi sử dụng (đất thổ cư); một mảnh 300 mét vuông cho tôi sử dụng. Đều sử dụng từ khi cụ mất đến nay và có sổ thuế và các nghĩa vụ khác. Năm 2011, toàn xã kê khai để xin cấp sổ đỏ, tôi dã kê khai, nhưng chi không ký vì nói rằng cả hai thửa đất đều của chị ấy. Vậy xin luật sư tư vấn cho tôi làm thế nào để được cấp sổ đỏ. Xin cảm ơn luật sư.

 

Trả lời: Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo thông tin cung cấp thời điểm mẹ di chúc miệng là năm 1996 nên sẽ phải xác định giá trị pháp lý tại Bộ luật dân sự năm 1995. Cụ thể:

 

Điều 654. Di chúc miệng

 

1- Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe doạ do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản, thì có thể di chúc miệng. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

 

2- Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt, thì di chúc miệng bị huỷ bỏ.

 

Như vậy, xét trường hợp của bạn thì hình thức di chúc miệng của mẹ để cho hai chị em không có giá trị pháp lý. Nên toàn bộ di sản của mẹ để lại là gồm thửa đất 516 m2 (có nhà và cây cối lưu niên do cho chị tôi sử dụng) và một mảnh 300 m2 sẽ được xác định là di sản thừa kế theo pháp luật và được chia đều thành những phần di sản bằng nhau cho các đồng thừa kế theo quy định pháp luật hiện hành Bộ luật dân sự năm 2015.

 

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

 

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

 

a) Không có di chúc;

..

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

 

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

 

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

 

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

 

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

 

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

 

Theo đó người thừa kế đối với di sản của mẹ gồm: hai chị em và ông bà ngoại, bố (nếu còn). Do vậy, người thừa kế hiện nay chỉ còn hai chị em thì hai chị em sẽ tự thỏa thuận phân chia thông qua lập văn bản. Trường hợp không thỏa thuận được thì toàn bộ di sản là 2 quyền sử dụng đất trên sẽ được chia đôi bạn hưởng 1/2 và chị hưởng 1/2 giá trị còn lại.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Tư vấn nhanh