Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Người đứng tên trên giấy phép xây dựng quy định thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Chào công ty luật Minh Gia. Mình có vấn đề cần tư vấn như sau: mình và người bạn có đồng sở hữu một mảnh đất. Mảnh đất này được cấp sổ hồng đứng tên chung của cả 2 người. Nay mình định làm đơn xin cấp giấy phép xây dựng cho mảnh đất đó.

Trong đơn xin cấp phép xây dung (phần chủ hộ) có cần ghi rõ tên của 2 người sở hữu mảnh đất không? Nếu trong đơn chỉ có tên 1 người, sau này người còn lại có bị ảnh hưởng gì đến quyền sở hữu không? Xin giải đáp thắc mắc giúp mình. Chân thành cảm ơn.

Trả lời tư vấn:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 90 Luật xây dựng 2014 có quy định về nội dung giấy phép xây dựng như sau:

1. Tên công trình thuộc dự án.

2. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.

3. Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.

4. Loại, cấp công trình xây dựng.

5. Cốt xây dựng công trình.

6. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.

7. Mật độ xây dựng (nếu có).

8. Hệ số sử dụng đất (nếu có).

9. Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.

10. Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.

Như vậy, trong giấy phép xây dựng bắt buộc phải có tên chủ đầu tư. Nếu nhà xây dựng do cả hai đứng tên thì tốt nhất nên để cả hai người cùng đứng tên trên giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, nếu hai bạn thỏa thuận để một người đứng tên thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận của hai bên. Việc một người đứng tên trên giấy phép xây dựng không ảnh hưởng nhiều đến quyền sở hữu của các bên. Bản chất của giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình, không có tính chất quyết định tai sản xây dựng thuộc sở hữu của ai. Nên nếu một người đứng tên trên giấy phép xây dựng, nhưng những đồng sơ hữu đưa ra được các căn cứ chứng minh có công sức đóng góp, xây dựng nhà ở thì vẫn chứng minh được quyền sở hữu.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo