Hoàng Thị Nhàn

Tranh chấp về đất đai do bố mất không để lại di chúc

Chào luật sư, Nhờ chú tư vấn giúp cháu và mẹ, hiện tại nhà cháu có 1 mảnh đất chưa được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất (và hiện tại đã tiến hành đo sơ đồ để cấp sổ đỏ và đang đợi làm giấy chứng nhận sd). Bố cháu mất vào 25/3/2007.

Câu hỏi: Chào luật sư, Nhờ chú tư vấn giúp cháu và mẹ, hiện tại nhà cháu có 1 mảnh đất chưa được cấp giấy chứng nhận sử dụng  đất ( và hiện tại đã tiến hành đo sơ đồ để cấp sổ đỏ và đang đợi làm giấy chứng nhận sd) Bố cháu mất vào 25/3/2007, nhưng vì chưa để lại di chúc, nhà cháu có 9 người ah chị em đã có gd 8 người, còn cháu là con út đang ở với mẹ trong căn nhà trên mảnh đất chưa dc cấp gcnsd , nay mẹ cháu vì bệnh năng nên gọi 8 người ah chị em lại nói là phần đất này mẹ sẽ bán 1 nửa để lo thuốc thang, còn lại 1 nửa mẹ để lại cho cháu vì cháu chưa có gia đình và đang ở chăm sóc mẹ.( 8 người ah chị em lúc bố cháu còn sống khi lập gd bố đã cho đất đai và tiền bạc rồi) và khi mẹ cháu nói ý định sẽ làm di chúc để phần đât còn lại cho cháu thì mấy ah chị đã k đồng ý và nói bắt phải chia đồng đều cho 8 người họ. Hiện tại, mẹ cháu bị ốm muốn bán đất để lo thuốc thang họ k chịu và họ tạo áp lực hù doạ mẹ để bệnh mẹ càng ngày thêm nặng. Trong 8 người đó có 1 người ah cả và anh trai thứ 4 thường xuyên hù doạ nói k để mẹ cháu sống yên ổn nêu bây giờ không chia đất để lại cho họ toàn quyền xử lí và người ah thứ 4 này( là người từng mang tiền án , anh chưa kết hôn nhưng bố mẹ trước đây cũng cho anh ta đất và tiền nhưng anh đã bán và tiêu xài hết. Anh ta dắt 1 người phụ nữ về và hù doạ mẹ cháu khi ấy cháu thấy vậy cháu can người anh này và anh ta đã đánh cháu và doạ giết cháu và bắt cháu không được ở chăm sóc mẹ và đuổi cháu khỏi nhà). Vậy bây giờ cháu muốn hỏi với vụ việc nhà cháu như bây giờ phải làm sao theo quy định ạ. Cháu xin cảm ơn!

 

Trả lời: Công ty Luật Minh Gia xin cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi! Câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

 

Theo quy định của BLDS 2005 thì:

 

Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

 

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

 

a) Không có di chúc;

 

Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

 

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

 

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

 

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

 

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

 

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

 

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

 

 Điều 643. Người không được quyền hưởng di sản

 

1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

 

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

 

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

 

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

 

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

 

Theo đó, khi bố bạn mất năm 2007 và không để lại di chúc thì di sản của bố bạn được chia đều cho các người ở hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Trong trường hợp bạn nói thì gia đình có một mảnh đất, chúng tôi không rõ mảnh đất đó là của bố hay mẹ bạn hay của cả hai. Nên chúng tôi chia ra các trường hợp sau:

 

+, Nếu mảnh đất đó của bố bạn có từ trước khi kết hôn với mẹ bạn hoặc trong thời kì hôn nhân nhưng đã dùng tài sản riêng của mình để mua thì mảnh đất đó là của bố bạn, tức di sản để lại được xác định là mảnh đất đó. Lúc này mảnh đất phải được chia đều cho anh chị bạn, bạn và mẹ bạn. Bây giờ mẹ bạn dự định bán đi một nửa để dùng chữa bệnh và anh chị em còn lại muốn chia đều. Lúc này mẹ bạn cần nói chuyện và bàn bạc với các người con để thỏa thuận bán đất chưa bệnh, nếu không được thì bạn hoặc mẹ bạn có thể khởi kiện ra tòa để chia di sản thừa kế để lại của bố bạn. 

 

+, Nếu mảnh đất đó của mẹ bạn có từ trước khi kết hôn với bố bạn hoặc trong thời kì hôn nhân nhưng đã dùng tài sản riêng của mình để mua thì di sản để lại trong trường hợp này không phải là mảnh đất đó. Lúc này mảnh đất thuộc toàn quyền định đoạt của mẹ bạn, mẹ cháu muốn để lại cho ai thì cho và các anh, chị bạn không có quyền can thiệp vào.

 

+, Nếu mảnh đất đó của bố, mẹ bạn có được trong thời kì hôn nhân hoặc của riêng mỗi người nhưng đã có văn bản thỏa thuận nhập mảnh đất đó vào tài sản chung của vợ, chồng. Lúc này, khi bố bạn mất thì mảnh đất được chia đôi, một phần cho mẹ bạn và phần còn lại được xác định là di sản thừa kế của bố bạn, nó được chia đều cho bạn, mẹ bạn và 08 anh chị bạn. Mẹ bạn có quyền bán một nửa và bây giờ còn một nửa thì theo quy định pháp luật dân sự đó là di sản thừa kế.

 

Do anh cả và anh tư của bạn thường xuyên có hành động đe dọa mẹ, đánh bạn và bắt bạn không được chăm sóc mẹ thì đây là 1 hành động vi phạm pháp luật bạn cần ra cơ quan công an xã, phường gần nhất để thông báo về sự việc. Nếu việc đánh bạn gây ra thương tích nặng anh ta có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.

 

Bạn cũng nên lưu ý: Theo điều 643 BLDS 2005 quy định về người không được hưởng di sản do có hành vi như: Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản. Theo đó anh cả và anh tư có thể sẽ không được hưởng di sản do mẹ bạn để lại. Còn việc trong thời gian bố bạn còn sống có cho mỗi người một mảnh đất và ít tiền thì việc đó không ảnh hưởng đến quyền thừa kế của họ đối với di sản của bố bạn.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tranh chấp về đất đai do bố mất không để lại di chúc. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

CV. Lê Minh - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo