Luật sư Trần Khánh Thương

Tranh chấp hàng rào với hộ liền kề xử lý thế nào?

Hiện tại gia đình em đang gặp rắc rối với gia đình bên cạnh về tranh chấp hàng rào hai gia đình. Gia đình em chuyến tới sống và định cư trước gia đình bên cạnh khoảng 3 năm và gia đình em có xây dựng nhà mặt tiền là đường xã lộ. Sau đó gia đình bên cạnh chuyển đến ở. Một điều nữa là khi đó đất này là do hai gia đình xin quyền sử dụng đất từ xã nên không có giấy tờ đo đạc gì cả. Bên cạnh nhà ở nhà em còn xây dựng thêm các công trình phụ ở phía sau như nhà bếp, hàng rào, chuồng gà và nhà vệ sinh t

 

Khi xay dựng các công trình trên gia đình em vẫn xây đúng trên ranh giới giữa hai gia đình và không có sự tranh chấp nào. Theo thông tin thì trên xã mới đo đất được cách đây chưa được 10 năm và khi đó hàng rào nhà em đã có sẵn và giữ nguyên hiện trạng đến nay. Nhưng đến gần đây gia đình em dỡ bỏ nhà bếp cũ phía sau để xây dựng một nhà mới. Vì để xây dựng nhà mới thẳng hàng với nhà cũ phía trước gia đình em có thụt vào bên phía đất nhà mình chừng 40cm để xây dựng lên và vẫn giữ lại móng tường rào cũ Nhưng khj xây xong gia đình ông bên cạnh lại yêu cầu gia đình em dỡ bỏ hết hàng rào cũ và cắt thẳng từ nhà mới xây đến hết cuối đất là làm ranh giới. Nếu như vậy đòng nghĩa việc gia đình em mất đi hết chuồng gà, nhà về sinh và cây dúi tất cả là nằm trên đất nhà bên cạnh. Khi đó xã có xuống nhà em và nhà bên cạnh đo lại thì lại cho kq gia đình em dư đất và gia đình bên cạnh thiếu hụt nhưng số dư và thiếu ko trùng nhau. Cho em hỏi như vậy trong tình huống này gia đình em có quyền lợi và nghĩa vụ j ko? Và đất nhà em đang sử dụng có tính pháp lí khj xảy ra khởi kiện không?

 

Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:

 

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

 

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

 

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

 

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

 

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

 

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

 

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

 

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

 

Do bạn không nói rõ là đất của gia đình bạn có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hay không. Nếu có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất thì sau khi hoà giải ở xã không thành, gia đình có thể gửi đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai đến Toà án nơi có bất động sản.

Nếu không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất  thì có thể lựa chọn Toà án hoặc Uỷ bạn nhân dân để giải quyết.

 

 

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo