Luật sư Đào Quang Vinh

tranh chấp đất đai và nơi thờ tự dòng họ

Đất cụ cố để lại, gia đình tôi thuộc ngành cả nên các cụ có xây cất nhà thờ họ trên đất của cụ cố nhà tôi. Các ngành sau xin thờ cũng. Ban đầu nhà thờ họ có khoảng 20m2, sau đó gia đình tôi đồng ý mở rộng ra như hiện tại là 69m2. Năm 2011, gia đình tôi xây thêm 1 gian nhà sau nhà thờ tổ. Năm 2013 dòng họ phát đơn kiện. Sau khi hòa giải chính quyền xã hủy giấy cấp 108m2 cho dòng họ vì cấp không đúng quy định. gia đình tôi có vi phạm điều luật nào không?


Xin kính chào Luật Sư. Hiện gia đình tôi có xảy ra việc tranh chấp đất đai và nơi thờ tự của dòng họ. Rất mong được sự tư vấn của Luật Sư cho sự việc trên của gia đình tôi.Cụ thể sự việc như sau. Trong dòng họ gia đình tôi thuộc ngành cả nên các cụ có xây cất nhà thờ họ trên đất của cụ cố nhà tôi. Sau đó các ngành sau xin theo để thờ cúng chung, lúc đó nhà thờ họ chỉ có khoảng 20m2, sau này các cụ có ý kiến mở rộng gia đình tôi cũng đồng ý cho mở rộng hiện tại là 69m2. Đến năm 2011 gia đình tôi do nhu cầu cuộc sống có xây thêm một gian nhà nữa nằm phía sau nhà từ tổ. Thì chính quyền xã xuống xác nhận cho làm. Đến năm 2013 thì bên dòng họ có phát đơn kiện gia đình tôi lấn chiếm đất của dòng họ. Vì xã đã cấp cho dòng họ 108m2 ( nằm trên đất nhà tôi). Sau khi hòa giải chính quyền xã đã hủy giấy cấp 108m2 cho dòng họ vì giấy tờ ko đúng quy định. Sau khi hòa giải tại tòa án. Có quyết định xác định quyền lợi đối với nhà từ họ ai cũng như nhau. Được quyền thờ cúng sử dụng chung. Nhưng đến nay dòng họ đã gạch tên không công nhận gia đình tôi. Và không  cho gia đình tôi tham gia cúng lễ trên nhà từ đó. Mà nhà từ đó là do các cụ nhà tôi dựng lên. Và vẫn nằm trên đất của ông nội tôi. Chưa tách hay chuyển nhượng mua bán gì cả. Vậy tôi xin hỏi trong trường hợp này gia đình tôi phải giải quyết như thế nào. Xin Luật Sư góp ý kiến cho gia đình tôi. Về phía gia đình từ trước đến giờ vẫn vui vẻ thờ cúng chung không có ý kiến gì cả. Nhưng nay dòng họ (ngành dưới) họ trở mặt như vậy nên gia đình tôi quyết định đòi lại nhà từ cho ngành mình và cũng sẽ ko cho thờ cúng chung. Liệu như thế gia đình tôi có vi phạm điều luật nào không thưa Luật sư.Rất mong nhận được phản hồi của Luật Sư  Gia đình tôi xin chân thành cảm ơn các Luật Sư rất nhiều!

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

 

Trước hết, phần tài sản mà cụ cố để lại khi chết không hề có di chúc, cho nên phần đất mà cụ cố để lại sẽ chia theo pháp luật. 

 

Đất của gia đình bạn nhưng đã có 20m2 được dùng làm đất xây nhà thờ họ. Việc xây dựng nhà thờ họ trên đất nhà bạn đã làm cho 20m2 phần đất đó trở thành đất tín ngưỡng (theo điều 160 luật đất đai năm 2013) và trở thành đất thuộc sở hữ chung của cộng đồng.

 

Điều 160 Luật đất đai 2013 quy định về Đất tín ngưỡng:

 

1. Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.

 

2. Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

 

3. Việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

 

Việc sau này mở từ 20m2 thàng 69m2 như hiện tại thì phần 69m2 đất như bây giờ đã trở thành đất tín ngưỡng và cũng trở thành sở hữu chung cộng đồng.

 

Điều 211 Bộ luật dân sự 2015 quy định về  Sở hữu chung của cộng đồng:

 

1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.

 

2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

 

3. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.

 

Theo đó phần đất đã thuộc sở hữu chung của cộng đồng thì sẽ do các thành viên cùng quản lí, sử dụng, định đoạt theo thỏa thuận hoặc theo tập quán. Vì trong trường hợp này đang là tranh chấp cho nên khó có thể thỏa thuận được, cho nên sẽ áp dụng phong tục tập quán. Mà áp dụng tập quán thì có thể trong trường hợp này gia đình bạn sẽ được quản lí, sử dụng, định đoạt vì gia đình bạn thuộc ngành cả (Theo 1 số địa phương ngành cả sẽ được hưởng thửa kế của dòng họ và chỉ ngành cả mới có thể được thờ cúng tổ tiên dòng họ).

 

Hơn nữa việc chính quyền xã đã hủy cấp 108m2 cho dòng họ vì không đủ quy định cho nên việc gia đình bạn được sử dụng phần đất phía sau nhà từ tổ là hoàn toàn có khả năng và không hợp pháp (với điều kiện không lấn át sang 69m2 phần đất đã dùng để mở rộng nhà từ họ).

 

Còn về việc gia đình bạn có đòi lại được nhà từ cho ngành mình không một phần cũng phụ thuộc vào tập quán của địa phương (Vì dường như pháp luật không quy định cụ thể về vấn đề này). Nếu có tập quán thì ta sẽ áp dụng theo khoản 2 điều 211 bộ luật dân sự 2015. Còn nếu tập quán địa phương không quy định gì thì đương nhiên phần đất 69m2 dùng để thờ cúng là đất tín ngưỡng và sẽ thuộc sở hữu chung của cộng đồng.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng !

CV tư vấn: Lê Ngọc Linh - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo