Vũ Thanh Thủy

Quy định về xây ban công

Bài viết tư vấn về trường hợp xây dựng ban công nhưng hàng xóm không đồng ý cho xây dựng với lý do lấn chiếm ngõ đi chung. Nội dung tư vấn

 

Luật sư cho tôi hỏi,nhà tôi đang xây nhà ở trong ngõ thuộc phường.khi tôi mua nhà cũ( từ năm 2003) thì ban công đua ra là gần 1,2m,gõ được 1,5m.Nay tôi xây nhà thì đã lùi ban công lại và chỉ đua 60cm,và tôi có xin chữ ký hàng xóm thì họ cho tôi đua ra 75cm nhưng có một hộ gia đình liền kề,mặt tiền của tôi thì nhìn vào đầu hồi của nhà đó.va họ ko đồng ý cho tôi đua ra phân nào và bảo phải xây thẳng lên.tôi có sang nhà họ 4 lần để thuyết phục nhưng ko được.nay họ bảo đưa đơn kiện. Xin hỏi luật sư là khi nhà tôi bị kiện thì có phải đập phá phần ban công đã xây đi không? Và tôi có được kiện ngược lại nhà họ không vì nhà đó cũng đua ban công ra( nhà họ xây cách đây 3 năm rồi) nếu tôi kiện nhà đó thì họ có bị đập phần ban công đã xây ra không? Xin cảm ơn

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới Công ty Luật Minh Gia, với tình huống của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Că cứ Quyết định số 04/2008/QĐ-BTBXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về quy chuẩn xây dựng Việt Nam thì những phần được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, phải tuân thủ các quy định sau đây:

 

- Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5 m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:

 

+  Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan;

 

+ Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.

 

- Trong khoảng không từ độ cao 3,5 m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ô-văng, sê-nô, ban công, mái đua... nhưng không áp dụng đối với mái đón, mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những điều kiện sau:

 

+ Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), tùy thuộc chiều rộng lộ giới, không được lớn hơn giới hạn được quy định ở bảng 2.9, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m, phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực;

 

+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như trong tổng thể toàn khu vực;

 

+ Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.

 

Bảng 2.9: Độ vươn ra tối đa của ban công, mái đua, ô-văng

 

Chiều rộng lộ giới (m)

Độ vươn ra tối đa Amax (m)

Dưới 7m

0

7¸12

0,9

>12¸15

1,2

>15

1,4

 

Theo đó bạn có thể đối chiếu theo công trình xây dựng của bạn để xác định đúng phần diện tích đua ra để xây ban công và nếu xây dựng theo đúng quy chuẩn trên thì trong trường hợp này bạn không cần có chữ ký của hàng xóm.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Đào Thị Trà - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo