Triệu Lan Thảo

Khởi kiện giấy đặt cọc tiền về việc sang nhượng QSDĐĐ

Nội dung yêu cầu tư vấn: Xin chào luật sư! Cảm ơn luật sư đã tư vấn giúp. sự việc như sau: Giấy đặt cọc tiền về việc sang nhượng QSDĐ, hai bên thỏa thuận giá trị đất 30 trđ, nhận cọc 23 trđ, trên giấy chồng tôi hẹn ngày 20/22/2017 âm lịch nếu không công chứng hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ thì sẽ trả gấp đôi là 46 trđ. Ngoài ra, không còn nội dung nào nữa.

 

... Thực tế, chồng tôi chấp nhận và yêu cầu công chứng nhưng bên cho vay không chịu, một mực đòi tiền cho vay 23 trđ và lãi suất còn nợ một tháng, vì vậy họ đã khởi kiện. Hiện tôi không có chứng cứ thể hiện việc chấp nhận chuyển nhượng đất. Đến thời điểm này, chồng tôi vẫn chấp nhận chuyển nhượng nếu bên chuyển nhượng không chịu thì sao vì nội dung vay không đề cập đến việc bên mua nếu không thực hiện. Vậy xin luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo quy định của Luật đất đai 2013:

 

Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

“3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”

 

Kể từ thời điểm hai bên tiến hành công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì hợp đồng có hiệu lực.

 

Như trên chúng tôi đã trình bày, nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không được công chứng hoặc chứng thực sẽ không có hiệu lực, do đó bắt buộc phải được tiến hành công chứng hoặc chứng thực.

 

Nếu bên mua không thực hiện việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất như đã ghi trong hợp đồng chuyển nhượng thì số tiền bên mua đặt cọc để nhận chuyển nhượng mảnh đất có giá trị 30 triệu đồng kia sẽ được xử lý như sau:

 

Theo quy định của BLDS 2015: Điều 328 BLDS 2015:

Điều 328. Đặt cọc

“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trư ờng hợp có thỏa thuận khác.”

 

Như vậy nếu bên mua từ chối việc giao kết hợp đồng thì khoản tiền đặt cọc 23 triệu đồng sẽ thuộc về bên bán.

 

Vì câu hỏi của bạn không rõ về nội dung nên chúng tôi không thể tư vấn cho bạn cụ thể hơn. 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời

 

Trân trọng

CV. Nguyễn Phương Thảo - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo