Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Giải đáp vướng mắc về tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất

Câu hỏi đề nghị tư vấn:Bố tôi có đứng tên một thửa đất chia làm 5 sổ đỏ mang tên ông, nhưng mảnh đất đó ông cho con trai thứ 2 ở nhưng người con trai đó đã mất, bây giờ ông muốn bán đi một xuất nhưng các con của con trai thứ 2 không cho ông bán, nếu ông bán xuất đất đó thì có cần chữ ký của các con không, mà ông có tận 7 người con và còn 1 người con riêng,

Nếu như các con không ký thì một mình ông có tự ý bán được không? Hoặc sau này ông qua đời mà ông để lại di chúc cho. Con riêng của ông thì có được không? Tôi xin cảm ơn

  

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo thông tin anh/chị cung cấp, bố anh/chị có cho người con trai thứ 2 ở phần đất mà bố anh/chị đang đứng tên. Tuy nhiên, thông tin không rõ ràng về việc cho ở đó là cho theo hình thức nào: cho mượn để ở tạm, hay tặng cho hoàn toàn. Do đó, có thể có hai trường hợp sau:

 

- Trường hợp 1: Việc người con trai thứ 2 ở theo hình thức cho mượn ở nhờ

 

Trường hợp này, thì người con tai đó chỉ có quyền sử dụng phần đất đó trong thời gian được cho mượn và khi người con trai mất đi thì bố của anh/chị có quyền lấy lại phần đất đó.

 

Vì vậy, bố của anh/chị hoàn toàn có quyền bán phần đất đó mà không cần có sự đồng ý của những người con còn lại.

 

- Trường hợp 2: Việc người con trai thứ 2 ở theo hình thức được tặng cho

 

Trường hợp này thì cần phải xác định lại tính hợp pháp của việc tặng cho này. Việc tặng cho được lập vào thời điểm nào? Có giao kết hợp đồng? Có được công chứng/chứng thực?

 

Trường hợp việc tặng cho có hợp đồng công chứng/chứng thực hợp pháp thì bố của anh/chị không có quyền đòi lại.

 

Trường hợp việc tặng cho không có hợp đồng công chứng/chứng thực hợp pháp thì bố của anh/chị có quyền đòi lại vì khi đó việc tặng cho này bị vô hiệu.

 

Về vấn đề lập di chúc, thì di chúc cũng được xác định là một hình thức định đoạt tài sản, do đó, ai là người có quyền hợp pháp đối với tài sản nào thì có quyền định đoạt đối với tài sản đó. Vì vậy, bố của anh/chị hoàn toàn có quyền để lại di chúc cho bất kỳ ai.

 

Lưu ý: Nội dung tư vấn trên áp dụng đối với phần diện tích đất mà bố của anh/chị đang đứng tên là được cấp cho cá nhân. Còn đối với việc cấp cho Hộ gia đình thì cần phải xác định lại các thành viên trong hộ gia đình tại thời điểm Cơ quan có thẩm quyền giao đất hoặc cấp GCNQSD đất cho Hộ gia đình đó để xác định đồng sở hữu đối với tài sản đó. Trường hợp tài sản thuộc sở hữu của nhiều người thì việc định đoạt tài sản đó phải có sự đồng ý của tất cả các đồng sở hữu.

 

Anh/chị tham khảo để giải quyết vướng mắc của mình, nếu còn chưa rõ hoặc cần hộ trợ, tư vấn thêm anh/chị vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến qua điện thoại, bằng cách gọi 1900.6169 để được giải đáp:

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo