Lò Thị Loan

Điều kiện vay thế chấp quyền sử dụng đất của cha mẹ đã mất không để lại di chúc?

Vay thế chấp là hình thức cho vay có đảm bảo tài sản, ví dụ: cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng nhà đất hay bằng chính ô tô mua, cho vay tiêu dùng cá nhân thế chấp sổ tiết kiệm… Quyền sở hữu tài sản vẫn còn với người đi vay, nhưng ngân hàng sẽ giữ giấy tờ liên quan và nếu người vay không thể trả được nợ cho ngân hàng phải chuyển sở hữu tài sản cho ngân hàng để thanh lý trừ nợ. Vậy dùng tải sản nào để vay thế chấp là đúng theo quy định của pháp luật?

1. Tư vấn quy định về thế chấp tài sản

Khi bạn có thắc mắc và liên hệ với Luật Minh Gia, luật sư của chúng tôi sẽ hướng dấn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về thế chấp tài sản như:

- Nắm được các tài sản nào được thừa kế

- Hiểu rõ được quyền và lợi ích của mình khi thế chấp tài sản như thế nào

- Được hướng dẫn chi tiết về các chế độ liên quan

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tìm hiểu thêm tại một số tình huống tư vấn sau đây:

2. Điều kiện vay thế chấp quyền sử dụng đất?

Nội dung tư vấn: Tôi có căn nhà đứng tên chủ sở hữu của bố tôi, khu vực nhà chỉ là giấy tờ tay. Ông mất năm 2002 tôi sống với mẹ tôi đến thời điểm hiện tại. Mẹ tôi mất năm 2018 hiện giấy tờ nhà vẫn là bán cho bố tôi. Nhưng những năm qua khai thuế đóng thuế tạm trú là tôi đứng tên. Nay tôi cần vốn làm ăn nên người dì ruột trong gia đình muốn giúp tôi một số vốn với điều kiện là sẽ giữ giấy tờ nhà của tôi. Hiện tôi chưa đứng chủ sở hữu (vẫn là bố tôi ) nhà vẫn là giấy tờ tay chưa hợp thức hóa. Vậy nếu dì tôi giữ giấy tờ (hoặc tôi đi cầm cố nhà) thì liệu dì tôi hoặc người cầm cố nhà có quyền hợp thức hóa tên họ không hay là làm giấy tờ tên của họ. Tôi có xác suất mất nhà không . 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Thứ nhất, di sản thừa kế là nhà ở.

Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp, căn nhà này mới chỉ có giấy tờ mua bán viết tay mà bên mua là bố của bạn, chưa xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu lần đầu. Đây có thể là căn cứ để bố của bạn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 hoặc Khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật Đất đai.

Tuy nhiên, năm 2002 bố của bạn đã mất và đến năm 2018 thì mẹ của bạn cũng mất, mà không để lại di chúc nên đất này trước hết phải chia thừa kế theo pháp luật theo quy định tại Điều 651 Bộ luât Dân sự 2015 như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

…”.

Theo đó, tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố và mẹ bạn sẽ được hưởng một phần di sản thừa kế bằng nhau, bao gồm: cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của bố và mẹ bạn (nếu còn), các con của bố và mẹ bạn (con đẻ, con nuôi). Những người thuộc hàng thừa kế trên phải làm văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, tại văn bản đó có thể ủy quyền cho 01 người thuộc hàng thừa kế đó đại diện đi thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đứng tên bạn và những người đồng thừa kế (trừ trường hợp bạn là người thừa kế duy nhất, ngoài ra không có bất kì người nào ở hàng thừa kế thứ nhất).

- Thứ hai, thế chấp quyền sử dụng đất thì người nhận thế chấp có thể tự ý sang tên đất cho họ được không.

Việc vay thế chấp quyền sử dụng đất là di sản thừa kế thuộc quyền sử dụng của bạn và những đồng thừa kế khác phải được sự đồng ý bằng văn bản của của họ (công chứng hoặc chứng thực), trừ trường hợp bạn là người thừa kế duy nhất. Đồng thời, phải được đăng ký thế chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng tài nguyên và môi trường quận/huyện) thì mới có giá trị pháp lý.

Khi hết thời hạn vay tiền mà bạn chưa thực hiện được nghĩa vụ trả nợ đầy đủ và đúng hạn, thì khi đó bên nhận thế chấp có quyền xử lý (bán đấu giá hoặc sang tên cho mình nếu hợp đồng vay có thỏa thuận) tài sản thế chấp để trả nợ. Tuy nhiên, trước khi xử lý tài sản thế chấp thì bên nhận thế chấp phải có nghĩa vụ thông báo cho bên thế chấp biết.

Vì vậy nếu chưa hết hạn hợp đồng vay thì bên nhận thế chấp (dì bạn hoặc bên nhận thế chấp khác) không thể hợp pháp hóa diện tích đất này thành tên của họ.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo