Cà Thị Phương

Điều kiện được cấp phép xây dựng nhà ở

Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các chủ đâu tư để xây dựng mới, sửa chữa,..Các điều kiện để cấp giấy phép xây dựng nhà ở là gì? Trình tự, thủ tục để được cấp giấy phép xây dựng là như thế nào? Công ty Luật TNHH Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về pháp luật đất đai

Việc cơ quan nhà nước ban hành các quy định pháp luật về việc xin cấp giấy phép xây dựng là phù hợp bởi mục đích của việc xin cấp giấy phép xây dựng nhằm đa,r bảo về chất lượng và an toàn của các công trình xây dựng, đảm bảo mỹ quan khu vực,.. Tuy nhiên, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở không thường xuyên  nên có nhiều trường hợp người dân còn bỡ ngỡ và gặp khó khăn về thủ tục lẫn hồ sơ cấp giấy phép dẫn đến làm sai, thiếu sót hồ sơ gây mất thời gian cũng như ảnh hưởng đến tiến độ công trình. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ các vấn đề liên quan đến các giấy phưps xây dựng là rất cần thiết.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về lĩnh vực đất đai, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn.

2. Tư vấn về cấp giấy phép xây dựng nhờ ở

Nội dung yêu cầu tư vấn: Xin chào luật sư. Em có một câu hỏi muốn nhờ bên luật sư tư vấn và tìm hướng giải quyết trường hợp của em. Gia đình em dự định năm nay xây nhà. Đã nhờ bên phía kiến trúc sư vẽ và nộp giấy xin cấp phép xây dựng. Tuy nhiên bị trả hồ sơ vì một vài lý do. Em có chụp lại quyết định trả hồ sơ. Gia đình em muốn xây hết diện tích đăng kí trên hồ sơ . Nhưng do vướng vào quyết định chỉ xây được 40% diện tích. Bên cạnh có căn nhà cũng đang xây dựng. Họ chỉ có 54m2 nhưng vẫn xây đc hết đât. Vậy xin luật sư tư vấn giúp . Nếu muốn xây hết đất thì phải làm sao . Nếu tách sổ ra làm 2 thì có được xây hêt đất ko ạ. Xin cám ơn luật sư.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, gia đình bạn đã nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhưng bị trả lại hồ sơ. Tuy nhiên, bạn chỉ đưa ra thông tin chung về việc trả hồ sơ là vì một vài lý do  mà không nêu rõ các lý do đó. Trong trường hợp này bạn cần phải đối chiếu với các quy định tại Luật Xây dựng năm 2014 để xác định xem gia đình mình có đủ điều kiện được xây dựng hết diện tích đất đăng ký trên hồ sơ hay không?

Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 93 Luật Xây dựng năm 2014 thì:

“Điều 93. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ

1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:

a) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;

b) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;

c) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật này;

d) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật này.

2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

3. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn”.

Đối chiếu với quy định tại Khoản 7 Điều 79 Luật Xây dựng năm 2014 quy định:

“Điều 79. Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng

...

3. Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có); bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác.

...

7. Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được quy định như sau:

a) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng yêu cầu thiết kế quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận”.

Theo đó, khi xây dựng nhà ở thì bạn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định trên, cụ thể:

+ Nếu gia đình bạn xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 93 Luật Xây dựng  như phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt, bảo đảm an toàn công trình, công trình lân cận... và phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc các khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan có thẩm quyền ban hành.

+ Trường hợp nếu gia đình bạn xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

Trường hợp bạn tách hai thành hai sổ thì khi muốn được xây dựng nhà ở thì bạn vẫn phải đáp ứng các điều kiện trên và điều kiện tách thửa theo quy định địa phương. Trong trường hợp này bạn có được xây dựng toàn bộ diện tích đất của mình hay không còn phù thuộc vào quy hoạch chi tiết của địa phương mình quy định.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo