Luật sư Việt Dũng

Đăng ký bổ sung giấy CNQSDD làm như thế nào?

Kính thưa Quý Công ty, Bố tôi năm nay gần 80 tuổi (Cụ sinh năm 1938, Cựu chiến binh, chuyển ngành). Năm 1990, thực hiện Chính sách của Nhà nước về xây dựng nhà ở theo mô hình Nhà nước và nhân dân cùng làm - nhà xây vôi vữa, gác tấm Panen. Gia đình tôi phải đóng >23,5 triệu đồng cho căn hộ này (bình quân mỗi hộ phải đóng góp khoảng 20 triệu đồng/căn, vì tùy theo năm công tác của cán bộ được tính giảm trừ trong phần đóng góp

 

Khi đó, mỗi năm công tác được cơ quan tính giảm 300.000đ/năm công tác) . Thực hiện cơ chế công bằng là bốc thăm căn hộ, Bố tôi gắp phiếu và bốc thăm được căn hộ ở đầu hồi (cùng với 40 căn hộ/ 4 dãy nhà khác và có 8 căn ở đầu hồi, mỗi dãy nhà có 02 căn đầu hồi, trong đó có gia đình tôi). Phần đất lưu không bao gồm đất xây bể phốt xây ở ngoài căn hộ và đất lưu không bên đầu hồi được cơ quan cho phép làm các công trình bảo vệ bể phốt và các công trình phụ khác như bếp, nhà vệ sinh, chỗ để xe...Thời điểm này đất ở cơ quan Bố tôi rất rộng. Thậm chí phân nhà xong nhưng nhiều nhà không ở và để trống nhiều năm.- Khoảng năm 1997, 1998, các hộ được Nhà nước tính hóa giá căn hộ. Các gia đình phải đóng số tiền còn lại trên tổng giá trị căn nhà. Có 37 hộ đã nộp đủ tiền thời gian đó. Còn 03 gia đình do khó khăn (trong đó có gia đình tôi) nên vẫn phải nộp tiền hàng năm theo chính sách trả dần.- Năm 2007, thực hiện Chính sách về nhà ở (Nghị định 61/CP), 03 gia đình còn lại được thanh lý nhà và nộp số tiền còn lại cho Nhà nước. Công ty phát triển Nhà ở trực tiếp làm các thủ tục đo nhà, thu tiền và thanh lý. Sau đó làm thủ tục cấp sổ đổ cho 03 hộ và chỉ cấp đúng diện tích xây căn hộ (59,3m2), và không đo phần đất bể phốt và phần đất đầu hồi đã được cơ quan cho phép xây dựng từ năm 1990-1991.- Cũng năm đó, tất cả các căn hộ cùng với các hộ được Nhà nước chia đất trong khu tập thể (khoảng >200 hộ thuộc) được đo đạc địa chính và cấp Giấy CNQSD đất. 7 gia đình có đất đầu hồi như gia đình tôi đều đã được đo đầy đủ toàn bộ diện tích, bao gồm cả đất căn hộ và đất xây bể phốt, đất đầu hồi đã xây dựng các công trình nhà ở khác giống như gia đình tôi, mỗi gia đình bình quân từ 110 - 120 m2; gia đình tôi là 114,4 m2. Sau đó, tất cả các gia đình trên (07 hộ ở đầu hồi).đều được cấp sổ đỏ với đủ diện tích trên. Riêng gia đình tôi vẫn giữ nguyên diện tích 59,3m2 và chi mô tả phần đất đầu hồi đã xây dựng trên sổ đỏ.- Mấy năm gần đây, Bố tôi đã nhiều lần sang UBND xã  để làm thủ tục xác nhận để xin cấp bổ sung cho diện tích đất này nhưng vẫn chưa được ghi trong sổ đỏ, nhưng đều bị từ chối và nói rằng Xã không có trách nhiệm giải quyết. Vừa qua, Bố tôi tiếp tục sang UBND xã để xin xác nhận theo mẫu hướng dẫn của Nghị định 43/CP. UBND xã cũng đề nghị Bố tôi viết giấy xác nhận của 7 hộ có đất giống như gia đình tôi để khẳng định Nhà nước đã cấp sổ cho toàn bộ diện tích v đầu hồi và các hộ này cũng đã ký xác nhận.- Các giấy tờ khác chứng minh đất gia đình đã ở trước năm 1993, nộp các nghĩa vụ theo quy định của Nhà nước đầy đủ như thuế đất, tiền điện nước. Có cả danh sách đề nghị cấp giấy CNQSD đát năm 1995 cho khu tập thể Viên điều tra quy hoạch rừng vì Nhà nước đã phê duyệt quy hoạch khu dân cư, được UBND Thành phố phê duyệt, tờ bản đồ)...Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ chứng minh đất ở được giao từ trước năm 1993...vv, Bố tôi đã sang UBND xã để xin xác nhận thì lại bị từ chối xác nhận vào Đơn và cũng không nói rõ lý do vì sao không xác nhận và hướng giải quyết tiếp theo như thế nào.Tôi đã đọc rất kỹ Nghị định 43/CP., Luật đất đai 2013 và một số Văn bản khác của Nhà nước liên quan đến việc cấp Giấy CNQSDĐ. Đối chiếu với gia đình tôi thì hoàn toàn đủ điều kiện để cấp bổ sung. Vậy mà tại sao UBND xã lại không xác nhận vào đơn đề nghị cấp bổ sung để viết lại Giấy CNQSDĐ như hướng dẫn của Nhà nước.kính mong Quý Công ty giúp tôi cần thiết phải làm thế nào để gia đình tôi được cấp đổi giấy CNQSDD, với đầy đủ diện tích đang ở theo đúng Luật pháp quy định. Trân trọng cảm ơn

 

Trả lời : Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, với vụ việc của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, theo quy định của pháp luật gia đình bạn được yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Căn cứ vào quy định tại khoản 3, điều 8 Thông tư 24/2014/TT – BTNMT thì hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm:

 

Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất; đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận gồm có:

 

a) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;

 

b) Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

 

c) Sơ đồ về tài sản gắn liền với đất (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã có sơ đồ tài sản phù hợp với hiện trạng);

 

d) Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

 

đ) Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất (nếu có).

 

Như vậy trong trường hợp này bạn sẽ lập hồ sơ để đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất. Theo đó bạn sẽ chuẩn bị những giấy tờ cần thiết theo quy định trên để hoàn thiện hồ sơ và nộp để đăng ký bổ sung

 

Thứ hai, do UBND xã đã nhiều lần từ chối giải quyết yêu cầu của gia đình bạn nên bạn có thể lựa chọn gửi hồ sơ lên Văn phòng đăng ký đất đai của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh. Căn cứ vào quy định tại Điều 60 Nghị định 43/2014/ NĐ – CP:

 

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận là Văn phòng đăng ký đất đai. Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

 

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Trường hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.

 

Như vậy trong vụ việc này bạn nên mang hồ sơ đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất lên Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên môi trường tỉnh hoặc hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết để từ đó đảm bảo được quyền lợi của gia đình bạn.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời

 

Trân trọng

CV Hà Tuyền - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo