Phương Thúy

Chủ sở hữu bảo vệ tài sản khi có tranh chấp đất đai bằng cách nào?

Theo quy định của luật dân sự, mọi người đều có quyền bảo vệ tài sản hợp pháp của mình dưới mọi hình thức nhưng hình thức đó không được trái pháp luật. Tuy nhiên, nhiều chủ thể do quá bức xúc khi bị xâm phạm tài sản nên có những hành vi vượt quá mà vô tình đẩy họ từ nạn nhân thành người phạm tội. Vì vậy, làm thế nào để bảo vệ tài sản hợp pháp của mình?

1.Luật sư tư vấn.

Nếu bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp đội ngũ luật sư, đừng ngần ngại hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc liên lạc theo hotline 1900.6169  để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý nhu:

- Gây thiệt hại cho người khác khi bảo vệ tài sản của mình có phải bồi thường không?

- Thế nào là tài sản hợp pháp ?

- Trách nhiệm hình sự khi phá hoại tài sản hoặc cố ý làm thiệt hại tài sản người khác như thế nào?

Để minh họa cho trường hợp này, chúng tôi xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

2. Chủ sở hữu bảo vệ tài sản khi có tranh chấp đất đai bằng cách nào?

Nội dung câu hỏi: Xin chào!!Hiện tại gia đình tôi có 1 miếng đất đã có sổ hồng, nhà tôi có cho 1 gia đình người ở quê ở nhờ. Sau đó họ có mua miếng đất ngay bên cạnh nhà tôi. Và hiện giờ họ đã xây nhà, và họ xây cổng và hàng rào lấn qua đất phần cổng nhà tôi, mà đất đó thuộc đất lưu không (mốc lộ giới) chắn đường đi nhà tôi. Nhà tôi đã làm đơn khiếu nại xuống huyện và xã để nhờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Bên huyện có gửi quyết định yêu cầu xã lên làm việc tháo dỡ hàng rào. Nhưng hiện tại gia đình đó đang làm trưởng thôn, đến ngày giả quyết phá hàng rào thì lại không phá!! Hiện tại gia đình tôi đang định tự phá thì việc này có vi phạm pháp luật không?  Vui lòng giúp tôi hướng giải quyết vì họ nấu ăn buôn bán ngay đó nên làm ảnh hưởng đến nhà tôi!Cảm ơn!

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ theo điều 164 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu như sau:

 

“1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.”

 

Hiện tại, gia đình bạn đang là chủ sở hữu và đang trực tiếp sử dụng mảnh đất đó, nhưng đang xảy ra tranh chấp đối với người hàng xóm của bạn. Trong thời gian này, người hàng xóm có hành vi xây cổng và hàng rào lấn sang phần đất của bạn, xâm phạm tới quyền tài sản của gia đình bạn, bạn có quyền tự bảo vệ phần đất của mình bằng những biện pháp không trái với quy định pháp luật.

 

Tuy nhiên, căn cứ theo điểm a khoản 2 điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về hành vi gây thiệt hại tới tài sản của người khác như sau: “Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác”.  Hành vi phá hàng rào của bạn là hành vi vi phạm pháp luật hiện hành, bạn có thể bị xử phạt hành chính nếu thực hiện hành vi trên. Như vậy, bạn không có quyền tự ý dỡ bỏ hàng rào của người hàng xóm.

 

Căn cứ theo khoản 2 điều 31 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của chủ tịch UBND cấp huyện trong việc xử phạt vi phạm hành chính như sau:

 

“2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

 

a) Phạt cảnh cáo;

 

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

 

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

 

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

 

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

 

Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; buộc làm thủ tục đính chính Giấy chứng nhận bị sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung; buộc hủy bỏ giấy tờ giả liên quan đến việc sử dụng đất; buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền do vi phạm.”

 

Theo như bạn thông tin bạn đã làm đơn khiếu nại lên UBND xã để được giải quyết, sau đó làm đơn khiếu nại lên huyện, Bên huyện đã ra quyết định tháo dỡ hàng rào, khi đến thời hạn mà người hàng xóm không thực hiện thì UBND huyện sẽ thực hiện cưỡng chế dỡ bỏ hàng rào theo quy định của pháp luật hiện hành. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo