Lại Thị Nhật Lệ

Yêu cầu chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất của ba mẹ mất không có di chúc.

Quyền thừa kế là một trong những quyền quan trọng của công dân. Theo đó, có hai hình thức để chia thừa kế: chia thừa kế theo di chúc và chia thừa kế theo pháp luật. Khi người để lại di sản không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, di sản thừa kế được chia theo pháp luật. Một trong những loại tài sản dễ xảy ra tranh chấp nhất khi chia thừa kế là quyền sử dụng đất. Vậy pháp luật quy định như thế nào về loại tài sản này? Luật Minh Gia chúng tôi tư vấn nội dung này như sau:

1. Luật sư tư vấn về chia thừa kế theo pháp luật di sản là quyền sử dụng đất.

Tranh chấp về chia di sản thừa kế ngày càng nhiều và trở nên phức tạp hơn trong xã hội. Đặc biệt là tranh chấp về chia quyền sử dụng đất. Nếu bạn thuộc hàng thừa kế nhưng không biết quyền lợi của mình như thế nào, bạn có thể liên hệ với luật Minh Gia để được tư vấn một số nội dung như:

- Cách chia di sản thừa kế theo pháp luật ?

- Những ai thuộc hàng thừa kế được chia theo pháp luật ?

- Thủ tục chia di sản thừa kế theo pháp luật như thế nào ?

Do đó, nếu bạn gặp phải những khó khăn trong vấn đề này, bạn cần phải tìm hiểu kỹ các quy định quy định của pháp luật hoặc tham khảo ý kiến luật sư. Trong trường hợp không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến chia thừa kế bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn trường hợp chia thừa kế theo pháp luật di sản là quyền sử dụng đất.

Cha Mẹ Tôi chết, để lại một căn nhà, căn nhà đã xuống cấp và anh chị em chúng tôi góp tiền để xây mới lại căn nhà để thờ phụng (nhà thờ). Ba mẹ tôi có 6 người con (Có anh trai lớn là con trưởng và con của anh trai là cháu đích tôn) - đến nay anh trai tôi đòi sở hữu căn nhà này, nhưng anh em chúng tôi không đồng ý vì căn nhà này là nhà thờ ông bà, cha mẹ.

Vậy tôi hỏi luật sư căn nhà ai được quyền sở hữu căn nhà này -  Tiền xây nhà thờ anh em đóng góp, nhưng anh trai tôi nói là của anh trai tôi bỏ tiền ra xây nhà, thì giải quyết như thế nàoTiền xây nhà thờ không ai có một chứng từ và  hoá đơn chứng từ,  khi ra pháp luật thì 2/ Cha mẹ tôi mất có để lại tài sản trị giá 2 tỷ đồng, tai sản này không có di chúc, trong 6 anh em nhưng 5 người đồng ý chia đều tài sản này, anh trai trưởng không đồng ý chia đều  (có một người đang định cư tại nước ngoài)  5 anh chị em chúng tôi làm đơn kiện anh trai tôiVậy số tài sản này được phân chia như thế nào, nếu ra toà án giải quyết thi bên nào chịu tiền án phí. Xin Cảm ơn Luật sư.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Trong trường hợp người mất để lại di chúc thì di sản thừa kế được chia theo di chúc, nếu không có di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật thì những người ở hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: bố mẹ, vợ chồng và các con. Mỗi người sẽ được hưởng một phần bằng nhau trong khối di sản thừa kế. Các bên có thể thỏa thuận phân chia hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.

Để xác định nhà và đất là di sản thừa kế của bố mẹ bạn mất để lại bạn cần căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và căn cứ về tài sản như số tiết kiệm, tiền mặt v.v.. Nhà và đất được xác định là di sản thừa kế của bố mẹ bạn để lại nếu thuộc một trong hai trường hợp sau: đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, chủ sở hữu, chủ sử dụng được ghi nhận trên giấy chứng nhận là cả bố mẹ bạn hoặc chỉ có bố hoặc mẹ bạn; đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đất này có nguồn gốc là đất của bố mẹ bạn. Nếu trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi nhận chủ sử dụng là của anh trai bạn thì bạn và những người khác sẽ không có quyền yêu cầu chia. Tuy nhiên, có thể yêu cầu thanh toán giá trị tiền hoặc tài sản dùng để sửa chữa căn nhà nếu có hóa đơn, chứng từ, giấy tờ chuyển khoản hoặc người làm chứng về việc đóng góp.

Trong trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc không đồng ý phân chia di sản thừa kế thì có quyền khởi kiện lên Tòa án để yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi nộp đơn khởi kiện bạn phải nộp các giấy tờ liên quan như giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm mang tên bố mẹ bạn, hóa đơn chứng từ hoặc người làm chứng về việc đóng góp xây dựng, sửa chữa căn nhà v.v..

Khi các bên khởi kiện ra Tòa án thì những người được hưởng di sản thừa kế sẽ phải chịu mức án phí tương ứng với giá trị tài sản mà người đó được hưởng theo nghị quyết 326/2016/ UBTVQH 14.

Mức án phí sẽ tương ứng với giá trị tài sản có tranh chấp:

 Tài sản tranh chấp từ 6.000.000 đồng trở xuống mức án phí là  300.000 đồng

Giá trị tài sản từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng mức án phí là 5% giá trị tài sản có tranh chấp

Giá trị tài sản từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng mức án phí thì mức án phí là 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.

Giá trị tài sản từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng thì mức án phí là 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng.

Giá trị tài sản từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng, mức án phí là 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng.

Giá trị tài sản từ trên 4.000.000.000 đồng, mức án phí là 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo