Phương Thúy

Xử lý tài sản đặt cọc như thế nào?

Để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng, các bên trong hợp đồng thường chọn đặt cọc là biện pháp đảm bảo bởi tính ràng buộc cao của biện pháp này. Tuy nhiên. bên cạnh những chủ thể thực hiện đúng nghĩa vụ của hợp đồng đặt cọc thì vẫn có những chủ thể vì lý do nào đó nên vi phạm nghĩa vụ. Vậy tài sản đặt cọc sẽ xử lý như thế nào?

1. Luật sư tư vấn.

Nếu bạn đang quan tâm về biện pháp bảo đảm này và cần sự trợ giúp đội ngũ luật sư, đừng ngần ngại hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc liên lạc theo hotline 1900.6169 để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý như:

- Tài sản dùng để đặt cọc là tài sản nào?

- Tư vấn về nghĩa vụ của bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đặt cọc?

- Số tiền đặt cọc có thể coi là số tiền trả trước trong hợp đồng mua bán nhà được không?

Để minh họa  cho trường hợp này, chúng tôi xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

2. Xử lý tài sản đặt cọc như thế nào?

Nội dung câu hỏi: Gia đình tôi có mua một mảnh đất của bà H với số tiền là 1 tỷ đồng. tuy nhiên tôi không đủ tiền nên đặt cọc từng lần. Mỗi lần tôi giao tiền thì bà Hoa đều viết giấy nhận tiền của tôi nhưng nội dung là nhận tiền đặt cọc để mua đất. tôi đưa cho bà H tổng công 5 lần với số tiền 900 triệu đồng. Sau đó, bà H viết giấy đặt cọc nêu rõ đến ngày 30/11/2017 sẽ lấy đầy đủ số tiền nếu tôi không đưa thì sẽ vi phạm hợp đồng. Khi đó đến ngày 30/11/2017 tôi không có tiền đưa cho bà H thì bà H nói tôi vi phạm hợp đồng đặt cọc và lấy toàn bộ số tiền tôi đã đưa cho bà H trước đó. luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp trên  bà H có vi phạm về tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của tôi hay không? Giờ tôi có lấy lại được số tiền đã giao cho bà H hay không

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Khoản 1 điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc như sau:

 

“Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”

 

Tùy vào sự thỏa thuận của các bên và căn cứ vào thời điểm đặt cọc với thời điểm giao kết của hợp đồng được bảo đảm bằng biện pháp đặt cọc để xác định mục đích của việc đặt cọc. Việc đặt cọc có thể chỉ mang mục đích bảo đảm việc giao kết hợp đồng, có thể chỉ mang mục đích bảo đảm việc thực hiện hợp đồng nhưng cũng có thể mang cả hai mục đích đó.

 

Đối với trương hợp các bên chủ thể thỏa thuận mục đích của đặt cọc là vừa nhằm giao kết hợp đồng, vừa nhằm thực hiện hợp đồng thì hiệu lực của thỏa thuận đặt cọc kéo dài từ khi các bên giao kết thỏa thuận đặt cọc đến khi giao kết hợp đồng và hoàn thành việc thực hiện hợp đồng. Trong quá trình này tài sản đặt cọc có thể được đem ra xử lý bất cứ lúc nào khi có hành vi vi phạm xảy ra.

 

Như vậy, với trường hợp của bạn, tài sản vừa được đùng để đảm bảo giao kết hợp đồng vừa để thực hiện hợp đồng.

 

Khoản 2 điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về xử lý tài sản đặt cọc như sau:

 

“Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

 

Với trường hợp của bạn, đã có sự thoả thuận giữa hai bên là đến ngày 30/11/2017 bạn sẽ đưa số tiền còn lại cho bà H, tuy nhiên hợp đồng đã không được thực hiện như thoả thuận là do lỗi của bạn ( bên đặt cọc), vì bạn đã đồng ý với nội dung của hợp đồng mà không thực hiện, vì vậy bạn phải chịu trách nhiệm dân sự với lỗi của mình tức là tài sản đặt cọc (là số tiền 900 triệu) sẽ thuộc về bà H (bên nhận đặt cọc) theo quy định của pháp luật đồng nghĩa với việc bà H cũng không vi phạm về tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo