Hoàng Thị Kim Lý

Vợ đã ly hôn tự ý sang tên sổ đỏ của chồng đã mất

Nguời vợ thứ nhất này về bí mật làm giấy tờ với chính quyền xã để chứng nhận quyền sở hữu ngôi nhà cậu tôi để lại (không có di chúc) thuộc quyền sở hữu của 2 nguời con ở bên Đức. Trên thực tế gia tộc chúng tôi chỉ mong muốn giữ ngôi nhà đó để làm nơi thờ cúng cho cậu tôi và nếu sau này các cháu nội của cậu tôi lớn lên sẽ giao cho các cháu trông coi và huơng khói cho ông.


Thưa các anh chị công ty tư vấn luật Minh GiaTôi có một việc trong họ hàng mong muốn các anh chị tư vấn giúp:Gia tộc bên ngoại tôi có nguời cậu đã mất. Gia đình cậu mợ tôi có 2 nguời con. Khoảng cuối những năm 1980 mợ tôi đi XKLĐ và ở lại sinh sống tại Đức. Cuối những năm 1990 mợ tôi ly dị cậu và cậu mợ bán căn nhà chung rồi mua cho các con 1 căn nhà, một phần tiền dành cho cậu tôi. Nguời con gái theo mẹ sang Đức còn nguời con trai lấy vợ sinh con và sau này do bị tật nguyền nên mợ tôi cũng đưa sang Đức sinh sống. Một thời gian sau mợ tôi về lấy lý do con trai bị tật nguyền nên tự làm thủ tục giấy tờ để ép ly hôn cho vợ chồng nguời con rồi bán căn nhà đã mua cho các con (có chia cho nguời con dâu và 2 cháu nội 1/4 giá trị căn nhà đó). Còn về phần cậu tôi sau đó lấy vợ khác và góp tiền cùng vợ mua 1 căn nhà mới. Sau này vì không ở đuợc với nhau, cậu tôi về quê sinh sống nên bà vợ thứ 2 có bỏ tiền ra để cậu tôi mua 1 căn nhà ở quê duỡng già. Suốt những năm già yếu, đau ốm nặng vì bệnh tiểu đuờng chỉ có anh em, các cháu bên cậu tôi và cô con dâu (đã bị mợ tôi ép ly hôn), thỉnh thoảng có thêm sự đóng góp của nguời vợ thứ 2 chăm sóc kể cả lúc cậu tôi mất và các ngày giỗ, tết, công việc xây mộ... của cậu sau này cũng không hề có mặt hay sự đóng góp nào của nguời vợ đầu và 2 nguời con. Tuy nhiên gần đây nguời vợ thứ nhất này về bí mật làm giấy tờ với chính quyền xã để chứng nhận quyền sở hữu ngôi nhà cậu tôi để lại (không có di chúc) thuộc quyền sở hữu của 2 nguời con ở bên Đức và nếu thực sự ngôi nhà thuộc về sở hữu của 2 nguời con kia (thực chất là nguời vợ đầu) thì nó sẽ nhanh chóng bị bán đi để lấy tiền. Trên thực tế gia tộc chúng tôi chỉ mong muốn giữ ngôi nhà đó để làm nơi thờ cúng cho cậu tôi và nếu sau này các cháu nội của cậu tôi lớn lên sẽ giao cho các cháu trông coi và huơng khói cho ông. Nay tôi viết thư này mong các anh chị giải đáp giúp việc nguời vợ đầu của cậu tôi và chính quyền xã tự động làm giấy tờ, không thông qua nguời thân họ hàng bên phía cậu tôi rồi đưa ra quyết định như vậy có đúng không? Để giữ lại ngôi nhà đó chúng tôi cần làm gì?Câu chuyện của tôi khá dài và rối rắm rất mong các anh chị nghiên cứu và giúp đỡ giải đáp thắc mắc của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn và chúc các anh chị sức khoẻ - thành đạt!

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh gia chúng tôi, vấn đề bạn đưa ra chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo thông tin bạn cung cấp, cậu bạn chết không để lại di chúc, đã ly hôn với người vợ đầu và nhà đất do cậu bạn đứng tên sổ đỏ. Do đó, tài sản sẽ đem chia theo pháp luật.
 

Căn cứ Điều 650 và Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau: 

 

"Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

 

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

 

a) Không có di chúc;

 

b) Di chúc không hợp pháp;

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

 

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

 

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

 

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

 

Theo các quy định trên thì những người cùng hàng thừa kế thứ nhất sẽ cùng được hưởng phần di sản bằng nhau, có quyền định đoạt như nhau, vậy nên người vợ đầu của cậu bạn không thể tự mình định đoạt khối di sản nhà đất mà cậu bạn để lại mà cần phải được sự đồng ý của tất cả những người cùng hàng thừ kế thứ nhất với người vợ đầu.

 

Về việc chính quyền địa phương đã đưa ra quyết định chứng nhận quyền sở hữu căn nhà của cậu bạn cho hai người con của vợ đầu là trái với quy định pháp luật. Để bảo vệ quyền lợi thì những người thừa kế khác có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu chia di sản thừa kế.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Nguyễn Thị Hằng Nga - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo