Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Vay tiền đến hạn mà không có khả năng trả thì làm thế nào?

Luật sư tư vấn về vấn đề nợ quá hạn và biện pháp. Cụ thể như sau:

E muốn hỏi trường hợp như sau: gia đình e đang gặp khó khăn về kinh tế vay mượn tiền bên ngoài và cả lẫn trong ngân hàng về thế chấp nhà.. nay đến hạn thanh toán hàng tháng mặc dù đã hạ thấp số tiền nhưng vẫn chưa đủ trang trải... đến hạn nộp tiền.. quá số lần họ nói sẽ đem ba mẹ em ra phường nói về chuyện tới hạng nhưng không đống.. và đem đến văn phòng luật sư để tố cáo gia đình em... luật sư có thể giúp em, trả lời được không.. và cách ứng xử nói chuyện khi họ doạ sẽ làm chuyện này chuyện kia..đánh vào tâm lý ba mẹ em.. và cách khắc phục hạ số tiền đó thấp thêm nữa được không luật sư..em xin cảm ơn.

 

Trả lời tư vấn:  Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia! Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo như bạn có đề cập thì bố mẹ của bạn có nợ ngân hàng và nợ bên ngoài số một số tiền nay đã đến hạn thanh toán mà chưa trả được thì theo quy định tại Khoản 1, Điều 466, Bộ luật dân sự 2015 thì:

 

“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”

 

Như vậy, theo quy định của pháp luật, bố mẹ bạn phải có nghĩa vụ trả nợ khi đã đến hạn thanh toán cho bên cho vay. Nếu bố mẹ bạn không trả được nợ khi đã đến hạn thì theo quy định tại Điều 466, Bộ luật Dân sự 2015 thì:

 

“4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

 

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

 

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

 

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

 

Theo đó, nếu bố mẹ bạn không thể trả nợ đúng hạn thì theo quy định của pháp luật ngoài phải trả lãi cho khoản vay theo như hợp đồng vay thì bố mẹ bạn còn phải trả một khoản lãi chậm trả.

 

Còn về vấn đề bạn hỏi là có cách nào để hạ thấp số tiền mà gia đình bạn phải trả nữa hay không thì pháp luật dân sự đề cao và tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong giao dịch dân sự nên bạn chỉ có thể thảo thuận, thương lượng lại với bên cho vay về việc cho gia đình bạn chậm trả hoặc giảm số tiền mà gia đình bạn phải trả đi. Bạn có thể trình bày về điều kiện kinh tế gia đình, khả năng chi trả của gia đình mình cũng như những khó khăn trong việc chi trả khoản nợ đó của gia đình mình để họ có thể hạ mức tiền mà gia đình bạn phải trả xuống. Trong trường hợp bạn không thể thỏa thuận được với phía bên cho vay thì gia đình bạn vẫn phải trả đủ số tiền và khoản lãi đối với số tiền đó như đúng trong hợp đồng vay.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Hoàng Thị Linh - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo