Luật gia Nguyễn Nhung

Tranh chấp đất khi nguồn gốc đất có sự thay đổi theo thời gian

Em chào luật sư.em có câu hỏi rất mong được luật sư tiếp nhận và tư vấn giúp em.Hiện tại gia đình nhà em đang sảy ra tranh chấp trên 1 mảnh đất diện tích 500m2. Với nội dung như sau:

 

Ông nội em có 2 người con trai là bố em và chú em. Mảnh đất 500m2 trên được bố mẹ em lên khai hoang và có tên trong sổ kê khai của xã vào năm 1982. Sau đó bố mẹ em chuyển về quê sống.bố em mất vào năm 1994. Sau đó ông nội và chú của em xây nhà và sử dụng và đóng thuế sử dụng đất trên mảnh đất 500m2 đó. Em ra địa chính xã hỏi thì cán bộ địa chính bảo là năm 1982 thì sổ kê khai diện tích đó tên bố em. Đến năm 1997 và 2014 đo đạc lại thì họ ghi tên trên sổ là tên của ông em. Ông em muốn chia số đất trên cho gia đình em 1/4 nhưng chú không đồng ý mà còn đánh đập ông. Mà ông nội em ra ủy ban xã thì họ bảo ông nội em cũng không có quyền để chia số đất đó. Bây giờ ông nội em rất yếu không biết sống được đến bao lâu. Em muốn hỏi luật sư như trong trường hợp gia đình em thì nếu khởi kiện gia đình em có lấy lại được đất không? Và giấy tờ để bắt đầu khởi kiện là gồm những gì và bắt đầu như thế nào ạ.em rất mong nhận được phản hồi của luật sư. Em xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời câu hỏi: Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn cụ thể như sau: 

 

Thứ nhất, về nguồn gốc sử đụng đất.

 

Nếu bố bạn có 1 trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại điều 100 Luật đất đai 2013, điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn luật đất đai và khoản 16,17 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP hướng dẫn luật đất đai 2013 thì bố bạn được Nhà nước xác nhận là người sử dụng mảnh đất. Theo như bạn trình bạn thì hiện tại bố bạn có sổ kê khai diện tích năm 1982 và căn cứ theo quy định tại khoản 1, điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:

 

"Điều 18. Giấy tờ khác về quyền sử dụng đất quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đai

 

Các giấy tờ khác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đai có tên người sử dụng đất, bao gồm:

 

1. Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980.

 

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

............".

 

Vì sổ mục kê của gia đình bạn là từ năm 1982 còn theo quy định trên phải có sổ trước 18/12/1980 nên giấy tờ trên chưa đủ căn cứ để chứng mình nguồn gốc đất để cấp GCNQSDĐ cho bố bạn. 

 

Sau khi bố bạn không tiếp tục sử dụng thì ông bạn nếu sử dụng ổn định, lâu dài thì có thể được cấp GCNQSDĐ theo quy định tại Điều 101 Luật đất đai năm 2013

 

"Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

.....................

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
 

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."

 

Vì hiện tại UBND xã đang xác định là ông bạn không có quyền phân chia mảnh đất đó nên ông bạn và bố bạn cần phải làm rõ nguyên nhân không phân chia của ông với UBND xã để có hướng giải quyết phù hợp với từng trường hợp. Từ đó, sẽ xem xét đến vấn đề có nên khởi kiện hay không.

 

Thứ hai, về hướng giải quyết

 

Do thời điểm hiện tại, căn cứ xác lập quyền sử dụng mảnh đất chưa rõ ràng nên ông bạn có thể làm trước 1 bản di chúc viết tay ghi rõ về nguồn gốc mảnh đất và định đoạt phần di sản. Nếu có sau khi giải quyết xong tranh chấp mà ông bạn được công nhận quyền sử dụng với mảnh đất trên thì di chúc sẽ có hiệu lực. Khi có căn cứ để khởi kiện thì bạn có thể tham khảo thủ tục sau đây: 

 

Theo Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:  Quyền khởi kiện vụ án.

 

"Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án

 

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình".

 

Về hình thức, nội dung đơn khởi kiện quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

 

"Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện
 

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.
 

2. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:
 

a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
 

b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
 

c) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
 

3. Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
 

4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
 

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
 

b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
 

c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
 

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
 

d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
 

đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
 

e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
 

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
 

g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
 

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
 

i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
 

5. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án".

 

Yêu cầu của bạn là hoàn toàn hợp pháp nên bạn có thể làm đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú. Bạn phải gửi kèm theo đơn khởi kiện những tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ, hợp pháp. Cụ thể, trong trường hợp của bạn thì hồ sơ khỏi kiện bao gồm:

 

-  Đơn khởi kiện (theo mẫu);

 

- Bản photo công chứng chứng minh nhân dân của bạn; 

 

- Bản photo giấy những tài liệu cho thấy bố mẹ bạn đã sử dụng mảnh đất ấy hợp pháp và không có tranh chấp trong một thời gian trước khi bố bạn qua đời (khi nào Tòa án yêu cầu trình bản gốc để đối chiếu thì mới trình bản gốc cho Tòa)

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: TƯ VẤN VỀ VIỆC TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

CV: Việt Dũng - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo