Trần Tuấn Hùng

Tư vấn về việc đòi lại quyền sử dụng đất khi cho mượn đất

Luật sư tư vấn về trường hợp được tặng cho đất và được sang tên đất nhưng bố mượn đất để canh tác thì có thể đòi lại đất để canh tác hay không nếu không thì làm như thế nào?

 

Lời nói đầu tiên cho cháu chúc chú dồi dào sức khoẻ và thành công trong công việc ạ. Kính thưa luật sư, vào năm 2011 ba và mẹ cháu ly dị và sau khi phân chia tài sản rõ ràng và đuợc sự thống nhất 2 bên giữa ba và mẹ truớc tòa án tĩnh Bạc Liêu. Lúc đó do đuợc sự nhuờng quyền sử dụng đất từ ba nên cháu cũng đuợc thừa hưởng 3 ha đất canh tác ( đuợc chính quyền địa phuơng công nhận và cấp phát sổ đỏ) . Lúc đấy ba có gọi cháu ra ngoài để nói chuyện riêng, nội dung là ba muốn muợn phần đất của cháu để canh tác nhằm kiếm tiền để xây nhà. Vì lúc đấy cháu ở với mẹ ( có điều kiện hơn) và do lúc đó cháu chưa lập gia đình nên cháu đã đồng ý và có thoả thuận nhuờng quyền canh tác đất với sự chứng kiến của mẹ và toà án Bạc Liêu. Đến thời điểm này cũng đã đuợc hơn 6 năm và cháu cũng vừa lập gia đình. Vậy luật sư cho cháu hỏi: hiện tại cháu có được quyền lấy lại và sử dụng đất đó ngay bây giờ hay không?  Và nếu đuợc thì cần những điều kiện gì? Và nếu không thì cháu cần phải làm gì? Cảm ơn luật sư, mong sớm nhận đuợc phản hồi từ bác ạ! Chúc luật sư mạnh khoẻ và thành công trong cuộc sống. Trân trọng.

 

Trả lời câu hỏi: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công Ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn về vấn đề của bạn như sau:

 

Căn cứ Điều 494 Bộ luật dân sự năm 2015 Hợp đồng mượn tài sản như sau: Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.”

 

Và căn cứ Khoản 3, Điều 167, Luật đất đai năm 2013:

 

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

 

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

 

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

 

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

 

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”

 

Như vậy, việc bố bạn mượn đất của bạn để canh tác mặc dù hai bên chỉ thỏa thuận bằng miệng và có sự chứng kiến của nhưng người khác mặc dù không lập thành văn bản và không thực hiện thủ tục công chứng nhưng đáp ứng điều kiện về hình thức có hiệu lực của giao dịch dân sự.

 

Về chủ thể của thỏa thuận, nếu tại thời điểm đó bạn đã đủ 18 tuổi thì bạn có quyền quyết định việc cho bố bạn mượn đất để canh tác và thỏa thuận này có giá trị pháp lý, bạn sẽ đòi lại được đất khi bạn có thỏa thuận về thời hạn mượn nhưng đã hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn của bố bạn đã thực hiện xong, ví dụ như đây là đất sản xuất nông nghiệp, bố bạn mượn để trồng cây khi đã được thu hoạch rồi thì coi như mục đích đã đạt được như vậy bạn có quyền đòi lại từ thời điểm đó.

 

Nếu tại thời điểm đó bạn chưa đủ 18 tuổi thì giao dịch giữa bạn và bố bạn cần phải có sự đồng ý của mẹ bạn tức là có sự đồng ý người đại diện theo pháp luật và giao dịch này phải được thực hiện trên cơ sở vì lợi ích của người con chưa thành niên có tài sản. Nếu không đáp ứng về điều kiện để một giao dịch dân sự có hiệu lực thì bạn có thể yêu cầu hợp đồng mượn đất vô hiệu và hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu là hai bên phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Nông Diệp - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo