Luật sư Vũ Đức Thịnh

Tư vấn về nợ tín chấp ở ngân hàng và việc thi hành án

Chào Luật sư, Tôi gửi mail này kính mong luật sư tư vấn giúp tôi về Khoản nợ Tín chấp bị quá hạn, chưa thanh toán của tôi với ngân hàng A. Tháng 12/2014, tôi có vay Tín chấp với ngân hàng A ở Hà Nội, khoản vay 53.000.000VNĐ, lãi suất trong hợp đồng ghi rõ 30%/năm, hồ sơ vay dựa trên hđ lao động và mức lương tương ứng.


Chào Luật sư, Tôi gửi mail này kính mong luật sư tư vấn giúp tôi về Khoản nợ Tín chấp bị quá hạn, chưa thanh toán của tôi với ngân hàng A. Tháng 12/2014, tôi có vay Tín chấp với ngân hàng A ở Hà Nội, khoản vay 53.000.000VNĐ, lãi suất trong hợp đồng ghi rõ 30%/năm, hồ sơ vay dựa trên hđ lao động và mức lương tương ứng. Nhưng từ tháng 05/2015 tôi bị nghỉ việc, giờ cũng đang đi làm tạm, chưa sắp xếp trả nợ được. Số tiền lãi và phạt chậm lãi tới nay gần 13triệu. Bên Ngân hàng đã triệu tập và tôi đã làm việc với bên đó nhiều lần nhưng chưa thể trả được khoản nợ trên. Bên ngân hàng sẽ đưa đơn ra tòa án dân sự nếu tôi không hoàn thành nghĩa vụ của mình. Vậy kính nhờ luật sư tư vấn giúp tôi một số vấn đề sau:
- Khi tôi bị kiện ra tòa án dân sự theo pháp luật, tôi có bị xem là có tiền án tiền sự không?
- Nếu tòa án phán quyết tôi, bắt buộc phải thi hành án, nhưng tôi không thể có tiền trả nợ, đạt tới mức cưỡng chế thi hành án thì tôi có bị tịch thu tài sản là chủ sở hữu để thay thế không? (Trong hợp đồng của tôi không thấy đề cập tới việc sẽ sử dụng vật để trả thay tiền). cảm ơn Luật sư, Kính chúc Luật sư sức khỏe và tập thể Luật Minh Gia phát triển bền vững và lớn mạnh.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Thứ nhất, về vấn đề tiền án, tiền sự

Trường hợp bạn bị kiện ra Tòa án dân sự thì khi này, bạn chỉ với tư cách là bị đơn. Còn với tiền án, tiền sự sẽ không đặt ra trong trường hợp này.

- Thứ hai, về vấn đề thi hành án

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật thi hành án dân sự 2008 thì người phải thi hành án có trách nhiệm tự nguyện thi hành án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án.

Trường hợp hết thời gian tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không thực hiện thì theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án có quyền cưỡng chế thi hành án: Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.”

Đồng thời, tại Điều 71 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:

Điều 71. Biện pháp cưỡng chế thi hành án

1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.”

Như vậy, trường hợp của bạn, cơ quan thi hành án có quyền cưỡng chế thi hành án theo các biện pháp trên.
 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về nợ tín chấp ở ngân hàng và việc thi hành án. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng
Luật gia: Vũ Đức Thịnh - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo