Phương Thúy

Tư vấn khám tuyển nghĩa vụ quân sự

Em năm nay 21 tuổi và hiện đang training và làm việc tại ngân hàng ANZ .Cùng lúc ấy e nhận giấy khám sức khỏe của địa phương. Lúc trước khám sức khỏe e chỉ có 38kg và giờ e cao 1m62 nặng 50 kg nhưng e bị cận mắt trái 1,5D mắt phải 1,75D ngoài ra e còn mắc trực khuẩn lao thể nặng năm lớp 11. E sợ trong môi trường vất vả của quân đội e lại tái phát lao và sợ vi khuẩn kháng thuốc sẽ khó điều trị. Trong trường hợp của e có phải thực hiện nghĩa vụ quân sự không ạ ?


Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, công ty chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự quy định về trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự đó là người tàn tật, người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính khác theo danh mục bệnh tật do Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định. Cụ thể tại Mục III, phụ lục 1, Thông tư số 36/2011/TTLT-BYT-BQP ngày 17 tháng 10 năm 2011 của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng gồm 22 bệnh dưới đây:
 
“1. Động kinh thỉnh thoảng lên cơn;
 
2. Tâm thần : Điên rồ, mất trí, cuồng dại (bệnh tâm thần có thể đã được điều trị nhiều lần không khỏi);
 
3. Phù thũng lâu ngày do bị các bệnh như : suy tim, viêm thận, thận hư, suy thận mãn tính…;
 
4. Chân voi (do giun chỉ) không lao động được;
 
5. Chân tay tàn tật, biến dạng, mất chức phận chi do mọi nguyên nhân;
 
6. Lao xương khớp, lao hạch đang tiến triển;
 
7. Phong các thể chưa ổn định (có loét, sùi, cụt ngón tay, ngón chân);
 
8. Câm hay ngọng líu lưỡi từ bé;
 
9. Điếc từ bé;
 
10. Mù hoặc chột mắt;
 
11. Run tay chân quanh năm, đi lại khó khăn, không lao động được (như bệnh Parkinson) hoặc chân tay có những động tác bất thường múa giật (Chorée), múa vờn (Athétose);
 
12. Liệt nửa người trái hoặc phải, liệt hai chi dưới;
 
13. Gầy còm, hốc hác, yếu đuối, cơ thể suy kiệt khó có thể hồi phục được do mắc các bệnh mãn tính như lao xơ hang, hen dai dẳng, có biến chứng tâm phế mạn hoặc khí phế thũng, xơ gan cổ trướng;
 
14. Cổ bị cố tật, ngoẹo rõ rệt từ nhiều năm;
 
15. Lùn quá khổ (chiều cao đứng dưới 140cm);
 
16. Gù có bướu ở lưng do di chứng lao cột sống, chấn thương cũ làm cột sống tổn thương để lại di chứng;
 
17. Tập sụp mi mắt bẩm sinh;
 
18. Sứt moi kèm theo khe hở vòm miệng chưa vá;
 
19. Trĩ mũi (Ozène) có rối loạn phát âm;
 
20. Bệnh khớp có biến dạng teo cơ, cứng khớp;
 
21. Các bệnh lý ác tính;
 
22. Người nhiễm HIV.”
 
Bên cạnh đó, Theo quy định tại phụ lục 1 thông tư 36/2011/TTLT – BYT – BQP, trường hợp mắt bị cận mắt trái 1.75 độ được phân loại 3 điểm, mắt phải cận 1.5 độ được phân loại 2 điểm. Ngoài ra, bạn nói mắc trực khuẩn lao thể nặng từ năm lớp 11, trường hợp này sẽ được phân loại 4T nghĩa là: Nghi lao phổi (có hội chứng nhiễm độc lao, có tiền sử tiếp xúc và tiền sử lao)

Tại Khoản 4, Khoản 5  Điều 9 Thông tư thông tư 36/2011/TTLT – BYT – BQP cũng quy định cách phân loại sức khoẻ như sau:

“Điều 9. Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

4. Cách phân loại sức khỏe: Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự. để phân loại cụ thể như sau:

a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1, có thể phục vụ ở hầu hết các quân, binh chủng.

b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2, có thể phục vụ trong phần lớn các quân, binh chủng.

c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3, có thể phục vụ ở một số quân, binh chủng.

d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4, có thể phục vụ hạn chế ở một số quân, binh chủng.

đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5, có thể làm một số công việc hành chính sự vụ khi có lệnh tổng động viên.

e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6, là loại sức khỏe được miễn làm nghĩa vụ quân sự.

5. Một số điểm cần chú ý:

a) Khi đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”). Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở điểm lớn nhất thì cũng phải viết chữ “T” vào phân loại sức khỏe.

b) Trường hợp nghi ngờ chưa thể cho điểm ngay được, Hội đồng khám sức khỏe có thể gửi công dân tới khám tại một bệnh viện để kết luận chính xác hơn.

c) Nếu vẫn chưa kết luận được thì gửi công dân đó đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất để khám với tính chất là ngoại chẩn. Thời gian tối đa từ 7 - 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp thật cần thiết.

d) Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến các cơ sở y tế để điều trị.


Như vậy, với trường hợp của bạn có thể phục vụ hạn chế ở một số quân, binh chủng. Đồng thời bạn đang trong độ tuổi gọi nhập ngũ (từ mười tám đến hai mưoi lăm tuối ) vì vậy, bạn vẫn phải tuân thủ quy định về việc tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn khám tuyển nghĩa vụ quân sự. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

 
Chuyên viên Hoàng Phương Thảo - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo