Trần Tuấn Hùng

Tư vấn đất thuộc sở hữu chung ?

Nội dung tư vấn: Ông bà tôi có 6 người con, trong đó có một mình bố tôi là con trai. Hiện tại, trên sổ đỏ đứng tên Ông nội tôi, nhưng do Ông tôi tuổi đã cao, và do tranh chấp của các vị con gái, họ yêu cầu phải cắt đất cho họ.

Mảnh đất này, theo tôi được nghe kể lại thì đây là đất của Ông nội và Em trai ông Nội, nhưng trong thời kỳ Kháng chiến chống Pháp thì em trai của Ông tôi đã vào Nam và rồi sang Pháp, đến bây giờ không có bất kỳ thông tin liên hệ nào cả. Người con trưởng của Em trai Ông nội đã mất. Theo tâm nguyện của Ông Nội thì đất nhà Tôi được chia như sau: Để lại 9m mặt đường chạy sâu vào trong là để cho mấy người con gái và một phần đất của người cháu trong Miền Nam. Bố mẹ tôi đã đồng ý chia theo phương án đó, nhưng mấy người con gái nhất định không chịu giao sổ đỏ để hòan thành thủ tục chia đất.

Vậy trong trường hợp này, gia đình chúng tôi cần phải làm gì cho hợp lý. Bố tôi có được thêm quỳên lợi gì không, nên chia theo phương án này hay là ra tòa án giải quýêt.

Kính mong Luật sư tư vấn giúp gia đình tôi.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, mảnh đất là sở hữu chung của ông bạn với em trai nhưng nếu không có căn cứ chứng minh, không có người tranh chấp thì mảnh đất này sẽ xác định thuộc sở hữu của ông bạn ( giấy chứng nhận đứng tên sở hữu ông bạn )

Thứ hai, theo thông tin bạn cung cấp ở trên để đảm bảo tâm nguyện của ông nội thì có 2 cách giải quyết như sau:

Phương án 1: Ông bạn có thể lập di chúc để lại ( phân chia di sản mảnh đất như trên)

Ông bạn khi lập di chúc để lại di sản cần đảm bảo theo quy định pháp luật như sau:

Điều 652. Di chúc hợp pháp

1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

Nội dung của di chúc cần tuân thủ theo quy định để đảm bảo hợp pháp:

Điều 653. Nội dung của di chúc bằng văn bản

1. Di chúc phải ghi rõ:

a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

d) Di sản để lại và nơi có di sản;

đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Sau khi ông mất thì di sản sẽ được phân chia theo tâm nguyện của ông.

Phương án 2: Lập hợp đồng tặng cho

Chúng tôi đã có 1 bài viết hướng dẫn cụ thể về vấn đề tặng cho quyền sở hữu đất, bạn có thể tham khảo áp dụng với trường hợp của mình như sau: Trình tự, thủ tục tặng cho con quyền sử dụng đất

Ngoài ra, bản chất quyền sở hữu mảnh đất này vẫn thuộc sở hữu của ông nội bạn. Ông có toàn quyền sở hữu, định đoạt, sử dụng mảnh đất nên các cô con gái không có quyền giữ sổ đỏ của ông bạn.

Do bạn cung cấp không rõ thông tin nên chúng tôi không thể trả lời cho bạn theo phương án nào thì có quyền lợi hơn. Nếu các bên không thỏa thuận phân chia đất được thì có khởi kiện ra Tòa án giải quyết tranh chấp.
 
 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn đất thuộc sở hữu chung ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng


Luật gia: P.T.Nguyệt - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo