LS Vy Huyền

Tranh chấp về quyền sử dụng đất sau khi ông, bà mất

Luật sư tư vấn đối với trường hợp tranh chấp về đất đai giữa anh, chị, em sau khi bố, mẹ mất. Nội dung tư vấn như sau:

 

Câu hỏi: Nhờ luật sư giúp đỡ : Mẹ tôi lấy bố tôi từ 1976.xong bố tôi đi bộ đội,mẹ tôi ở nhà cùng ông bà nội và em gái thứ 3, em trai út của bố tôi. Đến 12/1979 ông bà nội bỏ địa phương đi nơi khác sinh sống, khi đi ông bà đi đến 1 xã khác xin giấy tờ hợp pháp để chuyển ra vùng biên giới Quảng Ninh sinh sống. Do cuộc sống khó khăn ông bà nội tôi cùng người con trai út lại đến 1 địa phương khác khai hoang lập nghiệp. Đến 11/1981 ông nội tôi bị bệnh nặng ,lúc ông sắp mất họ hàng đưa ông về nơi bố mẹ tôi ở( ngôi nhà cũ của ông bà). Sau 2 ngày ông nội tôi mất. sau khi ông mất người con trai út của ông bà ở lại cùng bố mẹ tôi ( lúc này bố tôi đã đi bộ đội về) . Đến 2/1982 Bà nội tôi cùng người con gái thứ 3 từ vùng biên giới QN cũng chuyển về ở cùng bố mẹ tôi. Đến 11/1983 2 người con của bà nội tôi ( con gái thứ 3+ con trai út) đi vào miền Nam sinh sống .còn bà nội thì ở lại với bố mẹ tôi.Vài năm sau bà nội lại đi ở với người con khác của bà ( ông bà có 5 người con).do vậy bà nội không có hộ khẩu. Đến 2010 khi bà nội tôi đã 85 tuổi và được hưởng chế độ tuổi già của nhà Nước ,nên bố tôi đã xin ủy ban ND xã nhập khẩu cho bà nội vào sổ hộ khẩu gia đình tôi. Đến 19/5/2010 bà nội tôi được nhập khẩu .hiện tại : giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bố mẹ tôi được cấp 20/12/2001 đứng tên bố tôi. Đến nay do nhà nước có chính sách đền bù nhà đất và di dời thì 4 người con trai và gái của ông bà nội tôi về đưa đơn kiện đòi bố mẹ tôi phải chia đất. Nhờ luật sư giúp đỡ tôi. 

 

Trả lời: Cám ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, với yêu cầu của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì gia đình bạn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2001 đứng tên bố bạn. Sau khi ông, bà mất thì có sự tranh chấp về quyền sử dụng đất đối với phần đất mà bố bạn đứng tên.Tuy nhiên, do bạn không trình bày rõ nguồn gốc sử dụng đất của gia đình bạn là có từ đâu? Phần đất đang tranh chấp có phải là phần đất mà ông bà bạn khai hoang, mua bán hay được giao hay không? Đối với vấn đề của bạn chúng tôi sẽ chia làm hai trường hợp:

 

+ Trường hợp thứ nhất, việc phân chia đất đối với phần đất mà bố bạn đang sở hữu được thực hiện trên cơ sở sự thỏa thuận của các thành viên trong gia đình. Các thành viên có quyền thỏa thuận về việc phân chia đất, mỗi người được hưởng bao nhiêu phần, cách thức phân chia như thế nào? (đối với trường hợp này do đất đang nằm trong khu quy hoạch phải thu hồi thì khi phân chia thì anh, chị, em của bố bạn chỉ được hưởng giá trị của phần đất chứ không được chia đất).

 

+ Trường hợp thứ hai, trong trường hợp những thành viên trong gia đình không thỏa thuận được với nhau thì việc phân chia đất sẽ được xác định trên cơ sở quy định của pháp luật. Theo đó, vì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bố bạn cho nên chỉ có bố bạn có quyền sở hữu đối với phần đất này. Về nguyên tắc những anh, chị,em khác không có quyền đòi phân chia đối với phần đất này.

 

Trong trường hợp những thành viên trong gia đình yêu cầu phân chia đất thì họ phải chứng minh được phần đất mà bố bạn đang sở hữu là di sản mà ông, bà bạn để lại hoặc một biên bản thỏa thuận về việc những anh, chị , em còn lại ủy quyền cho phép bố bạn đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp chứng minh được phần đất này là di sản mà ông bà để lại thì việc chia di sản thừa kế sẽ được thực hiện theo quy định của điều 649 bộ luật dân sự 2015. Cụ thể:

 

Điều 649. Thừa kế theo pháp luật

 

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

 

Di sản thừa kế sẽ được chia cho những người thừa kế thứ nhất quy định tại điểm akhoarn 1 điều 651 Bộ luật dân sự 2015:

 

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

 

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

 

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;…

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Thúy Vân - Luật Minh Gia

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo