Nguyễn Ngọc Ánh

Tranh chấp quyền sử dụng đất của bố mẹ để lại./.

Năm 1981 bố tôi và 2 chú ruột viết giấy phân chia tài sản với tựa đề ''Bản Cam Kết Của Ba Anh Em" có chữ ký của bà nội tôi tức là mẹ của 3 ông và có ba người làm chứng( chữ ký của bà nội là giả vì bà nội tôi không biết chữ) bà nội tôi mất năm 1983.

 

Nội dung yêu cầu: Với nội dung 2 chú tôi mỗi người một mảnh đất bố không được nhận đất mà chỉ được nhận trâu bò Năm 1987 chú út tôi chuyển đi nơi khác sinh sống và cho gia đình tôi mảnh đất của chú nhưng chỉ nói miệng không có giấy tờ gì. Năm 1997 bố tôi được UBND huyện cấp bìa đỏ mang tên bố. Năm 2008 bố tôi mất. Vì cãi nhau và Vì mảnh đất lên giá nên tháng 02 năm 2016 chú tôi đâm đơn kiện lên tòa án đòi lại đất (Bằng chứng là bản cam kết) Chú tôi kiện UBND huyện yêu cầu hủy bìa đỏ của bố tôi Ngày 29-11-2016 tòa đưa ra xét xử và tuyên hủy bìa với lý do năm 1997 huyện cấp sai, cấp xô không tìm hiểu nguồn gốc đất,gia đình chúng tôi yên cầu hồ sơ cấp bìa năm 1997 thì cả xã và huyện báo mất. chỉ còn sổ mục kê mang tên bố là vẫn còn. Từ năm 1987 đến nay gia đình tôi đã sinh sống ổn định trên mảnh đất đã 30 năm đã 5 lần làm nhà kiên cố cả 5 lần chú út điều biết nhưng không ý kiến gì . Xin hỏi tòa án tuyên hủy bìa của bố tôi như vậy có đúng pháp luật không và gia đình tôi phải làm gì để giữ được mảnh đất? nến hủy bìa thì mảnh đất thuộc về ai và tôi có được làm lại bìa ko?

 

Trả lời: Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh Gia! Yêu cầu của anh được tư vấn như sau:

 

Điều 9 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định về cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hành chính:

 

"1. Các đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án và chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

 

Cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh như đương sự.

 

2. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ và tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án hoặc đương sự theo quy định của Luật này".

 

Khi giải quyết tranh tụng tại Tòa án nhân dân thì chứng cứ và chứng minh chứng cứ là căn cứ để HĐXX ra phán quyết chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của đương sự. Và đương sự có nghĩa vụ phải chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

 

Đối với vụ việc trên, mặc dù chưa đủ tài liệu, chứng cứ để đánh giá phán quyết của TAND nhưng quan điểm về vụ việc trên của chúng tôi như sau:

 

Gia đình nhà anh sử dụng thửa đất trên ổn định, lâu dài, không có tranh chấp và đã được UBND có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, chú của anh cung cấp được cho TAND bản cam kết của ba anh em và chứng minh được với TAND trước đây các bên đã hoàn toàn tự nguyện phân chia tài sản; có đầy đủ ý kiến xác nhận của các bên. Hơn nữa, có thể trong quá trình giải quyết TAND đã tiến hành lấy lời khai của tất cả những người làm chứng, người liên quan trong vụ án và họ đều thừa nhận đã có thỏa thuận trên trên thực tế.

 

Ngược lại, trong quá trình giải quyết tranh chấp thì UBND không cung cấp được bất cứ giấy tờ nào chứng minh có sự chuyển quyền sử dụng đất, cũng như các văn bản chứng minh đã xác minh nguồn gốc đất; hay chứng minh được người chú đã biết việc bố của anh được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không có ý kiến.

 

Dựa trên những phân tích, đánh giá trên thì phán quyết của TAND đã dựa trên những chứng cứ thu thập được để hủy quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thu hồi giấy chứng nhận.

 

Sau khi thu hồi, theo yêu cầu của người chú thì Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm nhận hồ sơ và dựa trên căn cứ của pháp luật để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; và có thể người chú sẽ được cấp giấy chứng nhận. Tuy nhiên, người này phải có trách nhiệm hoàn trả chi phí gia đình đã bỏ ra để xây dựng tài sản trên đất theo quy định tại Điều 515 Bộ luật dân sự 2005.

 

Điều 515. Quyền của bên mượn tài sản

 

"Bên mượn tài sản có các quyền sau đây:

 

1. Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thoả thuận;

 

2. Yêu cầu bên cho mượn phải thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thoả thuận.

 

3. Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn".

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tranh chấp quyền sử dụng đất của bố mẹ để lại./.. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

Phòng tư vấn – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo