Luật sư Vũ Đức Thịnh

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây ra tai nạn giao thông

Luật sư tư vấn miễn phí về trách nhiệm pháp lý phát sinh khi gây ra tai nạn giao thông theo quy định hiện hành.

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ nhất - Trách nhiệm bồi thường tai nạn giao thông

Kinh gửi cty Luật Minh Gia. Vào lúc 16h30 ngày 02/09 . Tôi cùng vợ sắp cưới đi từ nhà ra. Tới ngã ba sau khi quan sát thật kỹ đủ điều kiện an toàn và xi nhanh phải qua đường. Qua nửa đường thì thấy một chiếc xe gắn máy chạy với tốc độ cao, trong tình trạng say rượu tung vào giữa xe chúng tôi (trong khi đó chúng tôi đã dừng lại vì không biết người đó chạy hướng nào để tránh). Tôi thì bị xay sát còn vợ tôi  thì bị gãy chân. Còn người kia thì bi chấn thương phần đầu người đó không đội mũ bảo hiểm. Vậy cho tôi hỏi trong hợp trên xe nào sai. Và sai ở chỗ nào. Khi công an xuống lập biên bản hiện trường thì sát định lỗi của tôi là không chú ý quan sát và không làm chủ tốc độ. Lúc đó tại ngã ba tôi đã dừng lại quan sát. Vậy cho tôi hỏi có bồi thường cho người kia không? Cám ơn cty luật minh gia .

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:


Tư vấn về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông.

 

Trường hợp cả 2 bên cùng có lỗi thì sẽ đối trừ  nghĩa vụ của cả 2 bên để xác định nghĩa vụ bồi thường của cả 2.

 

Nếu biên bản điều tra hiện trường của cơ quan công an không khách quan (kết luận anh không chú ý quan sát và không làm chủ tốc độ) nhưng trên thực tế anh không vi phạm những lỗi trên thì anh  có thể làm văn bản xin xác nhận của những người chứng kiến sau đó khiếu nại lại quyết định điều tra của bên cơ quan công an.


Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
 

==========================

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ hai - Mức bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông

Thứ hai tuần trước bạn tôi điều khiển xe máy, sau khi vừa mới tiếp khách song có uống vài chén nhưng không nhiều vì đã đi được 45km không va chạm với ai. Nạn nhân là một cô giáo đi ngược chiều đang có bầu 6 tháng. Từ đầu xảy ra tai nạn bạn tôi là người đi sai phần đường nên đã rất có thiện chí chăm sóc chu đáo cho người bị nạn. Gọi tacxy đưa vào bệnh viện đa khoa tỉnh để kiểm tra sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Kết quả sau khi khám bác sỹ là thai nhi vẫn bình thường, không có đấu hiệu của việc động thai. Ngoài ra nạn nhân có bị xây xước hai đầu gối nhưng không rách da chảy máu, lòng bàn tay bị xước nhẹ, gò má xưng nhẹ do đội mũ bảo hiểm không đủ tiêu chuẩn. Bác sỹ đã vệ sinh toàn bộ vết thương và kê đơn thuốc ổn định thai cho về nhà. Dặn nghỉ ngơi và uống hết vỉ thuốc đó nếu đau bụng thì đến khám lại. Bạn tôi thuê tacxy đưa nạn nhân về nhà và thỏa thuận không cần gọi CSGT giải quyết, bạn tôi chịu trách nhiệm sử xe cho nạn nhân theo ý họ. Kèm theo lời xin lỗi chân thành bạn tôi đã bồi thường cho nạn nhân 1 triệu đồng thêm ngoài tiền khám và tiền thuốc. Hai bên vui vẻ hòa giải nên không làm giấy tờ xác minh. Ngày nào bạn tôi cũng gọi điện nhắn tin hỏi thăm sức khỏe nạn nhân và nạn nhân cũng nói là bình thường chỉ có đau đầu gối và lòng bàn tay thôi. Tuy nhiên 3 ngày sau đó nạn nhân đã nhắn tin đòi bạn tôi bồi thường thêm 6 triệu nữa với lý do là ảnh hưởng sức khỏe rồi thì cần có chồng đưa đi làm ( nhà nạn nhân cách trường gần 100km). Mà trước đó nạn nhân tự đi lại và bạn nạn nhân cũng nói là vì đường từ trường chính vào phân trường của nạn nhân rất khó đi và hay bị đau bụng và cũng thường xuyên phải đi siêu âm kiểm tra thai nhi. Mà khi tai nạn xảy ra không có biên bản nào được lập cũng như không có ai chụp lại hiện trường tai nạn gì cả vì lúc đó chúng tôi chỉ lo cho nạn nhân. Tôi xin hỏi văn phòng liệu bạn tôi có phải bồi thường thêm 6 triệu cho nan nhân không. Thủ tục như thế nào? Xin cảm ơn.

 

Trả lời tư vấn: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn như sau:

 

Theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thiệt hại do sức khởi bị xâm phạm như sau:

 

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

 

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

 

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

 

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

 

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

 

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

 

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

 

Trường hợp này, tùy theo tính chất hành vi vi phạm của bạn khi gây tai nạn và mức độ thiệt hại của phía gia đình bên kia mà xác định mức độ bồi thường của bạn. Nếu trong trường hợp bạn đã bồi thường mức hợp lý theo quy định trên thì bạn không có nghĩa vụ tiếp tục bồi thường. Bạn có lỗi gây ra tai nạn, tuy nhiên chưa có hậu quả nghiêm trọng nên sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo