Hoàng Thị Nhàn

Thay đổi di chúc chung vợ chồng sau khi một người chết trước

Hiện nay, pháp luật thừa kế đã quy định rõ các nội dung về thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp phát sinh liên quan đến việc chia thừa kế có nhiều yếu tố phức tạp mà pháp luật không quy định cụ thể nên nhiều người không biết phải xử lý như thế nào? Luật Minh Gia tư vấn những vấn đề này như sau:

1. Luật sư tư vấn di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo đó, người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế; chỉ định người quản lý di sản, người phân chia di sản và các quyền khác theo quy định pháp luật. Người lập di chúc có thể lựa chọn hình thức di chúc bằng văn bản hoặc di chúc miệng. Tuy nhiên, trên thực tế không phải người nào cũng nắm rõ được quy định pháp luật nên dẫn đến việc lập di chúc không được công nhân. Để một bản di chúc có giá trị pháp lý thì di chúc đó phải đáp ứng được những điều kiện di chúc hợp pháp theo quy định của Bộ luật dân sự. 

Trong trường hợp bạn có vướng mắc liên quan đến các vấn đề về di chúc nói chung, các quy định pháp luật trong lĩnh vực dân sự nói chung thì bạn có thể gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia hoặc gọi Hotline1900.6169 để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Có thể thay đổi di chúc chung của vợ chồng sau khi một người chết trước không?

Câu hỏi: Chào công ty luật Minh Gia,Tôi có một số thắc mắc mong được giải đáp như sau:Nhà bố mẹ tôi có tất cả 8 người con, 2 trai 6 gái. Bố mẹ tôi có một mảnh đất, đã chia cho anh cả 1 đám để xây nhà và buôn bán trên đó, 1 mảnh cho anh trai thứ và 1 mảnh cho cô em út, còn lại thì bố mẹ tôi xây nhà và sinh sống trên đó. Tính đến nay cũng đã mấy chục năm. Gần đây (đầu năm 2018), bố mẹ tôi có lập di chúc cho tôi hưởng phần đất đai, nhà cửa của bố mẹ tôi sau khi họ mất (chỉ phần đất của bố mẹ tôi thôi, phần đã cho anh cả, anh thứ và em út thì k tính vào vì bố mẹ tôi mặc định là đã cho họ rồi), di chúc đã được công chứng tại ủy ban nhân dân xã, có người làm chứng và có dấu của xã, được lập thành 3 bản, tôi giữ một bản, bố mẹ tôi 1 bản và xã giữ 1 bản.Tuy nhiên, đầu năm nay 2019, anh trai cả và em út không đồng ý với di chúc, do đó sau khi bố tôi mất (đầu tháng 4/2019), mẹ tôi muốn thay đổi di chúc và muốn lập nhà thờ trên mảnh đất của bố mẹ tôi sau khi mẹ tôi mất.Vậy tôi muốn hỏi là mẹ tôi có quyền thay đổi toàn bộ di chúc hay không? Và nếu có thì mẹ tôi có thể làm những gì? Quyền hạn của mẹ tôi đối với mảnh đất chung của bố mẹ tôi như thế nào? Mẹ tôi có quyền định đoạt với toàn bộ mảnh đất hay chỉ một phần và có thể cho ai phần ấy không hay phải chia đều cho các con? Nếu mẹ tôi thay đổi di chúc thì tôi còn được hưởng những gì từ di chúc cũ?Mảnh đất thuộc quyền sử dụng chung của cả bố và mẹ tôi (có tên cả 2 người).Cảm ơn công ty Luật Minh Gia và mong có phản hồi sớm từ công ty.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Hiện nay Bộ luật dân sự 2015 không quy định về di chúc chung vợ chồng tuy nhiên cũng không có quy định cấm việc lập di chúc chung của vợ và chồng. Do vậy, việc lập, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ chồng sẽ được áp dụng các quy định chung của bộ luật dân sự. Cụ thể:

Căn cứ Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 thì: "Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết". Đồng thời, theo quy định tại Điều 611 Bộ luật dân sự thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.

Do đó, trong trường hợp bố mẹ bạn lập di chúc chung định đoạt tài sản thì khi bố bạn mất trước thì phần di chúc của bố bạn trong di chúc chung đã phát sinh hiệu lực. Sau khi bố bạn chết, mẹ bạn chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình mà không có quyền thay đổi nội dung di chúc liên quan đến phần di sản của bố bạn đã được định đoạt trong di chúc chung trước đó.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo