Hoàng Thị Kim Lý

Rút đơn yêu cầu thi hành án có được yêu cầu lại không?

Em đã ly hôn từ tháng 5/2014. em có một con trai sau ly hôn e là người trực tiếp nuôi con và tòa đã quyết định chồng e trợ cấp tiền nuôi con cho e là 1triệu đ/tháng. Em gửi luôn đến cơ quan thi hành án thì người chồng nói ngon ngọt là để trực tiếp đưa cho e k cần qua cơ quan thi hành án nên e đã rút đơn về, và cơ quan thi hành án có nói sau này k có quyền y/c thi hành lại nữa nhưng ck e chỉ trợ cấp cho con được 4 tháng sau đó k trợ cấp nữa, bây giờ e phải làm thế nào để y/c cơ quan thi hành lại

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, công ty tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án sửa đổi 2014 có quy định:

Điều 30. Thời hiệu yêu cầu thi hành án

1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.

3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên, khi còn thời hạn yêu cầu thi hành án, bạn có quyền nộp đơn yêu cầu thi hành án. Tuy nhiên,  Điều 1 Luật thi hành án sửa đổi 2014 có quy định về các trường hợp đình chỉ thi hành án như sau:

1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định đình chỉ thi hành án trong trường hợp sau đây:

a) Người phải thi hành án chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế;

b) Người được thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế;

c) Đương sự có thỏa thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ quyền, lợi ích được hưởng theo bản án, quyết định, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba;

d) Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 103 của Luật này;

đ) Người phải thi hành án là tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho tổ chức khác;

e) Có quyết định miễn nghĩa vụ thi hành án;

g) Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án;

h) Người chưa thành niên được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định đã chết hoặc đã thành niên.”

Như vậy, căn cứ vào quy định trên, khi bạn rút đơn thì có nghĩa là có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự đình chỉ thi hành toàn bộ quyền, lợi ích được hưởng theo bản án, quyết định. Vì vậy nên bạn sẽ không còn quyền yêu cầu thi hành án lại nữa.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Rút đơn yêu cầu thi hành án có được yêu cầu lại không?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng


CV: Thùy Dương - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo